Mới đây, trên facebook “Trần Quyết Thắng” đăng tải bài viết cho rằng “chính quyền Nghệ An cấm anh này tặng xe đạp cũ được tái chế cho học sinh nghèo”. Thoạt đầu, mới nghe qua đã thấy thực sự vô lý vì những hoạt động thiện nguyện hướng đến người nghèo luôn được chính quyền các cấp tạo điều kiện từ trước đến nay. Bởi các tỉnh miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, đời sống người dân, nhất là tại vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn nên luôn được sự quan tâm của các mạnh thường quân. Thông thường, các tổ chức, cá nhân có hoạt động thiện nguyện đều đăng ký với chính quyền sở tại để đảm bảo những món quà thiện nguyện được kiểm tra chất lượng và trao gửi đến những gia đình cần thiết. Không rõ, những chiếc xe đạp cũ tái chế của facebook “Trần Quyết Thắng” có thông qua tổ chức, nhà trường hay chính quyền địa phương hay chỉ trao chiếc xe đạp cũ mà không ai dám chắc đến chất lượng phương tiện khi được các em học sinh sử dụng???
Tìm hiểu kỹ về người sáng lập dự án “R4K” là anh Trần Quyết Thắng (SN: 1985, quê quán thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh), vốn là thành viên tích cực của VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) được gọi với cái tên mỹ miều là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” nhưng thực tế là tổ chức ngoại vi của khủng bố Việt Tân.
Mục tiêu hoạt động của VOICE là “thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam phát triển, vận động các chính sách và nhân quyền, giúp tái định cư những người Việt tị nạn”. Tuy nhiên, bản chất chính của tổ chức này là chống phá chính quyền Việt Nam, truyền bá tư tưởng về xã hội dân sự, kích động người dân chống đối chính quyền.
Một trong những hoạt động được tổ chức VOICE thực hiện thường xuyên là cung cấp các học bổng về xã hội dân sự. Thực chất, đây là lớp huấn luyện, đào tạo, trang bị các kiến thức đấu tranh chống đối và tập trung lực lượng. Trong khóa đào tạo của mình, VOICE truyền bá những cách nhìn nhận sai lệch về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam, hình thành tư tưởng chống đối chính quyền cho học viên. Sau đó, VOICE tiến hành tập huấn, trang bị, huấn luyện cho học viên các nội dung về “đấu tranh bất bạo động” đối với chính quyền, đặc biệt là việc sử dụng chiêu bài “tự do, nhân quyền” để tiến hành chống phá. Ngoài ra, VOICE còn tổ chức cho học viên tiếp xúc với các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị để học hỏi phương thức hoạt động, thậm chí là cả cách ứng phó với cơ quan chức năng. Các “sản phẩm” sau đào tạo được tung về nước, trở thành hạt nhân tập trung lực lượng tiến hành chống phá chính quyền.
Trong quá khứ, Trần Quyết Thắng cùng một số đối tượng thành viên tổ chức Việt Tân tổ chức nhiều hoạt động phức tạp về an ninh trật tự. Như lợi dụng sự cố môi trường biển, Trần Quyết Thắng đã móc nối với một số đối tượng phản động nhóm NOUFC Hà Nội như: Mai Văn Dũng, Mai Phương Thảo, Nguyễn Lân Thắng… liên kết với một số linh mục tiến hành kích động, biểu tình gây rối nhiều lần tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Công ty Formosa). Trần Quyết Thắng có quan hệ với Nguyễn Văn Hóa và các đối tượng này thường xuyên kích động biểu tình, trực tiếp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn người dân sau sự cố môi trường biển, lũ lụt trên địa bàn Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Ngoài ra, trên Facebook cá nhân Trần Quyết Thắng thể hiện sự cổ suý cho các vi phạm của các đối tượng trong vụ án tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội và các đối tượng chống đối bị pháp luật xử lý.
Thời gian gần đây, Trần Quyết Thắng kêu gọi và thực hiện dự án phục hồi xe đạp cũ với tên “R4K”. Dự án nhằm tập hợp các loại xe đạp cũ bỏ đi để sơn sửa lại tặng học sinh nghèo các trường miền núi. Dự án thu hút được nhiều cơ quan, tổ chức ủng hộ vật chất cho Thắng. Theo thông báo, quỹ của Thắng đã thu hơn 200 triệu đồng và hàng trăm chiếc xe đạp cũ từ khắp cả nước. Nếu bình thường như mục đích thực sự của các dự án thiện nguyện mang lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, nhưng dự án “R4K” được VOICE tài trợ, núp bóng từ thiện nhằm gây thanh thế, xây dựng hình ảnh dự án mang tính chất “xã hội dân sự” nhằm phát triển tư tưởng, mầm mống chống phá đất nước khiến cho nhiều tổ chức, cá nhân lầm tưởng nên ủng hộ hoạt động trên. Đây như một chiêu bài để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, tiến tới đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, từng bước kích động chống phá, bất tuân dân sự, bất bạo động.
Dưới vỏ bọc xã hội dân sự, các đối tượng tiến hành tập hợp lực lượng, truyền bá, rao giảng các thông tin sai lệch, từ đó hình thành nên các tổ chức chính trị đối lập với chính quyền. Và đích cuối cùng hướng đến của các đối tượng này là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hình thành xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hướng lái, chuyển hóa chế độ.
Rõ ràng, việc làm từ thiện là rất tốt đẹp, nhưng núp bóng từ thiện để lợi dụng hoạt động chống phá đất nước là chiêu trò hết sức nguy hiểm, mỗi người dân cần tỉnh táo nhận diện rõ và lên án vạch trần bản chất đối tượng./.
Vinh Sử
Nguồn: Nghệ An thời báo
Nguồn: