Sau khi báo Tuổi trẻ online số ra ngày 06/9/2023 đưa thông tin “Số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312%, cần kiểm soát quyền lực người đứng đầu”, như một con hổ đói thấy miếng mồi ngon, Việt Tân ngay lập tức “lao vào” chống phá, xuyên tạc bất chấp sự thật.
Là một người công dân của Việt Nam, chứng kiến những việc làm của “Bè lũ phản động nói chung và tổ chức khủng bố Việt Tân nói riêng”, tôi muốn khuyên các vị trước khi viết hay đăng một nội dung gì đó lên mạng xã hội cần nghiên cứu thật sâu, tìm hiểu thật kỹ, kẻo lại phát biểu ngây ngô rồi là trò cười cho thiên hạ. Việt Tân nên hiểu rằng:
Thứ nhất, công tác chống tham nhũng tiêu cực là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, tất cả các ban ngành, chính quyền đoàn thể đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải của riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bác Trọng chỉ là người phát động, việc thực hiện, giám sát, đánh giá thuộc về tất cả các cơ quan, tổ chức, ban ngành và toàn dân.
Thứ hai, rõ ràng là tham nhũng tiêu cực vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi, không dễ để đưa những tệ nạn này ra trước ánh sáng công lý. Công tác phòng chống tham nhũng là trận chiến kéo dài, cân nhiều thời gian và công sức. Do đó rất khó hoặc gần như không thể đánh giá xem tệ nạn tham nhũng tăng hay giảm. Những số liệu được công bố ban đầu chỉ giúp đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực chứ không thể đánh giá tỷ lệ tham nhũng tăng hay giảm.
Thứ ba, con số hơn 312% nói lên điều gì? Theo như báo Tuổi trẻ online thì 321% là mức độ tăng số vụ án tham nhũng được phát hiện. Vậy thì hiển nhiên là công cuộc phòng chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân đang đạt được những kết quả to lớn. Càng ngày càng có nhiều vụ án tham nhũng được phát hiện, thể hiện rằng công cuộc “đốt lò” mà Bác Trọng phát động đang đi đúng hướng; tuyệt đối không có nhân nhượng, không có vùng cấm nào là không thể đụng đến. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là những đại án tham nhũng trong thời gian vừa qua, nhiều người giữ chức vụ cao đã sộ khám như vụ Việt Á hay Chuyến bay giải cứu…
Thứ tư, cần kiểm soát quyền lực người đứng đầu. Trong quá trình đấu tranh với tham nhũng tiêu cực vừa qua thấy rằng các sai phạm đều có liên quan đến những người có chức vụ, có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì giữ những chức vụ chủ chốt, có quyền quyết định nhiều công việc nên rất dễ bị cám dỗ, mua chuộc hoặc lợi dụng kẽ hở của luật pháp để trục lợi cá nhân. Do đó, để chống tham nhũng hiệu quả cần có biện pháp nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, không để tình trạng tập trung quyền lực vào một người. Đồng thời với đó là phải có biện pháp kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.
Đọc tiêu đề của bài báo của báo Tuổi trẻ online có lẽ những em học sinh lớp 5, lớp 6 cũng hiểu. Vậy mà bè lũ phản động lại cố tình không hiểu rồi “bẻ lái”, kích động để chống phá Nhà nước. Nhưng hỡi ôi! Càng chống phá bao nhiêu thì thể hiện sự thiển cận bấy nhiêu. Dân cư mạng đâu có dễ lừa như thế. Dù có bằng thủ đoạn hay chiêu trò chống phá như thế nào đi nữa thì cũng không thể ngăn được một nước Việt Nam đoàn kết và phát triển.
HOÀNG. DŨNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: