Saturday, April 27, 2024

Phải chăng ngày xưa nhiều thành viên của các vị “lười học cái chữ và chỉ thích lo việc bán nước” nên mới không thấy vui khi đi học?

Tựu trường và khai giảng năm học mới đã thành quy định bắt buộc của Đảng, Nhà nước ta. Hàng năm cứ đến giữa tiết trời Thu tháng Tám, toàn xã hội đều hân hoan, long trọng đưa trẻ tựu trường, đón ngày khai giảng năm học mới. Ngày đó bao ánh mắt nụ cười ngây thơ, hân hoan trên mỗi gương mặt học sinh cùng với biết bao niềm tự hào, rạng ngời của những bậc phụ huynh gửi gắm vào con em mình, nhà trường và nền giáo dục quốc dân. Tất cả đều chung khát vọng hùng cường của dân tộc, tin tưởng vào chủ nhân tương lai của đất nước, đưa Việt Nam sánh vai với bè bạn năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã căn dặn.

Phải chăng ngày xưa nhiều thành viên của các vị “lười học cái chữ và chỉ thích lo việc bán nước” nên mới không thấy vui khi đi học?

Vậy mà, trên trang facebook của Việt Tân “nhờ gió, bẻ măng” đăng ngay dòng trạng thái “Ngày khai giảng đến trường khó mà trở thành ngày vui, khi phụ huynh phải còng lưng gánh nợ, con cái thì chênh vênh bất ổn, thầy cô thì…ối giời ơi”… Thiết nghĩa bọn chúng tuy có IQ, nhưng thiếu EQ nên đã quy chụp mọi sự vật hiện tượng, nói xấu, bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam. Đây là một luận điệu xuyên tạc, tráo trở của bọn Việt Tân với âm mưu chống phá nền giáo dục nước ta và đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục – đào tạo.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhằm tạo ra nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, những năm qua, ngành giáo dục nước nhà đã có những bước đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để tạo ra thế hệ trẻ mới, con người mới xã hội chủ nghĩa với phẩm chất, trí tuệ sánh ngang với các cường quốc năm châu. Những thành tựu của nền giáo dục mang lại là rất to lớn: Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới; trong các Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 (PISA), học sinh nước ta đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); Các đội tuyển Olympic quốc tế đều đạt thứ hạng cao, chẳng hạn năm 2019, với 15 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 7 huy chương đồng, Đoàn Học sinh Việt Nam nằm ở tốp đầu tại kỳ thi Olympic Toán học và khoa học quốc tế; với thành tích này, Việt Nam tiến 13 bậc so với kỳ thi lần thứ 59 năm 2018…

Đây chính là thành tựu mà nền giáo dục – đào tạo quốc mang lại, trong đó, phải kể đến sự chung sức đồng lòng của “Đảng và nhân dân cùng làm”, chứ không phải luận điệu mà bọn Việt Tân đã viết: “khi phụ huynh phải còng lưng gánh nợ, con cái thì chênh vênh bất ổn, thầy cô thì…ối giời ơi”. Phải chăng ngày xưa nhiều thành viên của các vị “lười học cái chữ và chỉ thích lo việc bán nước” nên mới không thấy vui khi đi học? Mong rằng Việt Tân hãy nghe, nhìn, viết đúng thành tựu mà nền giáo dục – đào tạo của Việt Nam đạt được thời gian qua. Đừng “vơ đũa cả nắm”, nhìn thấy một cách phím diện mà xuyên tạc sai sự thật, chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng!

Phải chăng ngày xưa nhiều thành viên của các vị “lười học cái chữ và chỉ thích lo việc bán nước” nên mới không thấy vui khi đi học?

Ngày khai giảng 05/9/2023 vừa qua, ở khắp nơi trên mọi miền của Tổ quốc, ở đâu chúng ta cũng thấy những nụ cười tươi như hoa của các bậc phụ huynh và học sinh trong ngày tựu trường, từ thành thị, nông thôn đến những miền núi cao xa xôi, hẻo lánh nhất. Làm sao chúng ta không xúc động nổi khi thấy những thầy cô giáo với tuổi đời còn rất trẻ mang trên mình con chữ đến đến với những bản làng xa xôi, nơi không có ô tô, xe máy, đêm về lấp lánh ánh đèn dầu trong căn nhà tranh, nơi không có tivi, máy tính, điện thoại thông minh, không phòng lạnh và ghế êm như nơi Việt Tân đang ngồi để viết nên những lời rẻ mạt.

Thử hỏi trong số chúng ta có mấy người dám từ bỏ phồn hoa đô thị, từ bỏ những làng quê yên bình với bữa cơm ngon bên gia đình thân yêu để tới những miền cao xa xôi thiếu thốn, mang con chữ về với các buôn làng, về với lũ trẻ thơ ngây đang khao khát được đi học như bao người khác. Thử hỏi kẻ viết ra những lời lẽ “ối giời ơi” kia có dám hay không? hay vì thù hằn, tư lợi cá nhân mà bán rẻ lương tâm của một con người?

Ngày đó, tôi cũng là người đưa con đến trường, mỗi đoạn đường, qua mỗi ngôi trường, nghe âm thanh và giai điệu của bài hát “Thương lắm thầy cô” của nhạc sỹ Lê Vinh Phúc mà chan chưa xúc động, tràn đầy tình cảm biết ơn thầy cô của các em học sinh ngày tựu trường:

“Hôm nay em đi đến trường

Từng ánh mắt vui bên thầy cô

Cho em thơ ngàn câu hát

Lời yêu thương vô bến bờ

Xinh tươi như hoa điểm mười

Đẹp biết mấy tương lai ngày mai

Em yêu sao thầy cô giáo

Vì đàn em năm tháng vun trồng

Từng trang giáo án như những bông hoa

Đẹp tươi trong nắng theo gió đưa hương

Trên con đường thầy cô vẫn đi

Ngàn sao lấp lánh soi sáng đêm thâu

Bài ca em hát ghi nhớ công ơn

Cô thầy dạy dỗ em nên người…”

Với giai điệu mượt mà trong sáng như tâm hồn trẻ thơ cùng ca từ xúc động gửi tới các thầy cô lòng biết ơn về những điều mà thầy cô mang tới cho học trò của nhạc sỹ Lê Vinh Phúc đã nói lên tất cả,… Nên không có và không bao giờ có nộ dung mà luận điệu xuyên tạc của Việt Tân bịa đặt, nói xấu nền giáo dục Việt Nam. Đành rằng, vấn đề giáo dục – đào tạo của nước ta vẫn còn mặt nọ, mặt kia, song mỗi chúng ta cần tỉnh táo, chung sức đồng lòng loại bỏ những “con sâu đang làm ràu nồi canh” ra khỏi nền giáo dục – đào tạo, để ở đó là nơi nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng, trí tuệ để đào tạo ra những nhân tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

THY NHUNG – KHANG LÊ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG