Friday, October 4, 2024

Tà đạo ‘Hội thánh đức chúa trời’: Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua – Bài 4

Chúng tôi đến Sion để gặp anh chị em, dâng lễ vật là những chiếc phong bì bên trong có tiền, nhưng ý nghĩa sâu sắc đến Sion là để gặp Đức Chúa Trời.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Trước khi tham dự Lễ Vượt qua, tôi được người chăm sóc gửi cho một thông báo những điều hệ trọng. Theo đó, trong ngày này tuyệt đối không được uống rượu bia, cần chuẩn bị lễ vật cho Lễ Vượt qua trước khi đến (phong bì trắng được để sẵn tiền trong đó, không quy định mà tùy theo điều kiện kinh tế của mình), mang theo khăn lau chân, tất mới để thay sau khi rửa chân…

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Không chỉ nhận được thông báo, tôi còn nhận được tin nhắn, điện thoại nhắc nhở của những người trong Hội Thánh này. Họ dặn tôi tắm trước khi tới Lễ Vượt qua, mặc trang phục sạch sẽ, dạng đồ công sở, nếu có vest thì càng tốt, hoặc mặc váy phải quá đầu gối.

Theo một tiết lộ khác, nên mặc áo đồng màu và mặc áo màu càng sáng tới Sion sẽ càng nhận được nhiều phước lành mà Cha Mẹ ban cho.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Hơn 16h ngày 4/5. Tôi tới Sion là một căn chung cư ở Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) để nghe chị Thái – một trong ba người giảng Kinh Thánh cho tôi – nói về cách cầu nguyện, thờ phượng, dâng lễ vật cùng văn hóa Sion.

Khi ngước nhìn lên trần nhà căn chung cư một lần nữa tôi thấy hình của bầu trời xanh được điểm bởi đám mây trắng. Một chiếc tivi lớn đặt ngay trước hàng ghế ngồi để phát hình ảnh và các bài chia sẻ về Đức Chúa Trời hay phần lời bài ca tán dương…

Trước khi bắt đầu buổi học lời, chị Thái khẽ hỏi tôi xem đã báo với người nhà là đi có việc hay chưa. Thấy tôi xác nhận “đã báo”, chị mỉm cười.

Khoảng 1 tiếng sau, 2 nam thanh niên ăn mặc lịch sự lần lượt xuất hiện. Sau đó thêm 2 người nữ khác – một già, một trẻ. “Xin chào. Chúc phước nhiều” cùng cái bắt tay vẫn là những câu nói và hành động quen thuộc khi “Thánh đồ” gặp nhau. Nam bắt tay nam, nữ bắt tay nữ, nam nữ không bắt tay nhau mà đứng xa khoảng 1 mét, hơi cúi người rồi chào nhau bằng câu “Chúc phước nhiều”.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Trong Lễ Vượt qua, tôi được thông báo cùng một chị em khác, người chưa từng dự kỳ lễ này, sẽ được rửa chân, ăn bánh và uống rượu nho. Trong đầu tôi mường tượng, là “chị em” chắc hẳn còn trẻ hoặc hơn kém mình vài tuổi nhưng khi “chị em” ấy xuất hiện, tôi mới vỡ lẽ, người phụ nữ này cũng xấp xỉ tuổi mẹ mình.

Theo chia sẻ của chị Thái, chúng tôi đến Sion là để gặp anh chị em, dâng thờ phượng nhưng ý nghĩa sâu sắc, cao cả như lời truyền dạy là đến Sion để gặp Đức Chúa Trời.

“Các anh chị em khi gặp nhau về phần linh hồn nên gọi là anh em, chị em chứ không cần hỏi tuổi tác. Nhưng chúng ta chỉ gọi anh em, chị em trong không gian Sion và điểm thờ phượng.

Anh em bắt tay anh em, chị em bắt tay chị em. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, bản thân chúng ta là một nguồn phước nên anh chị em gặp nhau sẽ Chúc phước nhiều cho nhau.

Trong Sion như Cha Mẹ dạy, hãy vui mừng mãi mãi nên anh chị em tới đây luôn nở nụ cười tươi vui. Chúng ta tới đây là nhận được sự sống đời đời, thứ quý giá nhất mà Cha Mẹ ban cho”, khối kiến thức về văn hóa xưng hô với nhau trong Sion được chị Thái dạy bảo cho tôi.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Tại Sion hôm ấy có 10 người, gồm cả chồng và hai con nhỏ của chị Thái. Mang theo chiếc khăn trắng được Thơm – “người chăm sóc” tôi – tặng từ buổi Baptem, trong 2 tiếng đồng hồ, tôi cùng các chị em khác dành nhiều thời gian trùm khăn trên đầu (nam giới không phải làm điều này), và tất cả cùng mang tất khi buổi lễ bắt đầu.

Tiếng nhạc bật lên, tất cả nhắm mắt, cầu nguyện, hai bé con của chị Thái cũng làm điều này rất thuần thục. Theo triết lý của tổ chức này, cầu nguyện chính là đối thoại giữa Đức Chúa trời và con cái của Ngài, có năng lực xua ma quỷ, đuổi Satan.

Với họ, có một việc làm càng nhiều càng tốt chính là cầu nguyện: Cầu nguyện khi muốn Đức Chúa Trời trợ giúp lúc đau ốm, cầu nguyện trước khi tham gia giao thông, cầu nguyện trước khi đi ngủ và sáng thức dậy, cầu nguyện trước khi ăn uống… Phải lấy Đức tin mà cầu nguyện, không được nghi ngờ, không cầu xin lẽ trái.

Trước khi bước vào phần lễ chính của Lễ Vượt qua, tôi được tham gia giờ thờ phượng và Lễ Rửa chân. Trong giờ thờ phượng, mọi người hát những bài ca tán dương Đức Chúa Trời, cầu nguyện và nghe giảng đạo.

Trên màn hình tivi, hình ảnh một người đàn ông xuất hiện, được giới thiệu là Tổng Hội trưởng của Hội Thánh Đức Chúa Trời Thế giới. Vị mục sư này chia sẻ thay lời Đức Chúa Trời về nghi thức rửa chân.

Theo lời Tổng Hội trưởng, sau khi lễ thờ phượng kết thúc, “Thánh đồ” nào chưa tham dự Lễ Vượt qua hãy tham dự nghi thức rửa chân, nhất định phải tham dự nghi lễ rửa chân thì mới tham dự Lễ Tiệc Thánh, Lễ Vượt qua.

Về nghi thức rửa chân, nam “Thánh đồ” được người chức phận nam hoặc người cao tuổi rửa chân cho trước, sau đó nữ “Thánh đồ” mới được người chức phận nữ hoặc người cao tuổi rửa chân cho.

Trong trường hợp các “Thánh đồ” đi cùng gia đình thì nghi thức rửa chân không phân biệt giới tính cũng được. Trường hợp một mình thì tự mình thực hiện nghi thức rửa chân.

“Thánh đồ” nào làm xong nghi thức rửa chân thì chuẩn bị cho lễ thờ phượng, tiệc thánh Lễ Vượt qua. Phải chuẩn bị bánh và rượu nho cho lễ thờ phượng, Lễ Vượt qua. Không để sót mà phải ăn hết hai thứ này nên lời khuyên được đưa ra là chuẩn bị lượng ít bằng mức cá nhân có thể ăn hết.

Là người “chức phận nữ”, chị Thái rửa chân cho tôi. Vừa rửa, chị vừa cầu phước lành. Xong nghi thức, tôi dùng chiếc khăn mới đã được chuẩn bị từ trước lau chân và đổi đôi tất khác.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Không chỉ được rửa chân, trong Lễ Vượt qua này, tôi còn được hướng dẫn dâng lễ vật. Vợ chồng chị Thái đưa cho tôi chiếc phong bì trắng luôn có sẵn trong Sion. Góc trên cùng bên trái của chiếc phong bì trắng, tôi ký hiệu bằng dòng chữ “sam sung 2” theo hướng dẫn của chị Thái, là dấu hiệu để nhận biết lễ vật được dâng trong Lễ vượt qua lần 2.

Sau khi đặt tờ tiền 10.000 đồng vào trong phong bì, tôi quay sang nhìn những người xung quanh thao tác rồi cũng đặt lễ vật ngay ngắn trước mặt mình.

“Khi dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời có một luật pháp mà Cha Mẹ ban cho chính là dâng hiến lễ vật lễ trọng thể.

Cha mẹ nói rằng, khi chúng ta đi tham dự lễ trọng thể hàng năm nhưng cũng có lễ trọng thể hàng tuần, ngày Sabat, chúng ta không nên đi không ra mắt Đức Giehova. Mỗi người sẽ tùy theo tiền của mình có, tùy theo phước mà Giehova Đức Chúa Trời ban cho. Về lễ vật này, anh chị em giữ kín, không tiết lộ, không để lễ vật cho anh chị em khác biết, miễn là chúng ta không đi tay không.

Lễ vật dâng lên Đức Chúa Trời để vào trong phong bì trắng tinh, anh chị em chuẩn bị trước khi đi thờ phượng. Lễ vật này không ghi tên. Ngày Lễ Vượt qua, anh chị em sẽ ghi chữ “sam sung 2” ra ngoài. Chúng ta là con cái Đức Chúa trời nên cũng có mật mã, lễ vật này sẽ gửi tới Hội Thánh.

Tùy theo bên trên thông báo, lễ trọng thể này anh chị em ghi cái gì bên ngoài thì chúng ta ghi như vậy và Cha Mẹ cũng biết chúng ta đang dâng lễ nào. Từng lễ có mật mã riêng”, chị Thái nói.

Sau khi lễ vật được dâng lên, chị Thái cầm chiếc đĩa trắng, nhận lễ vật từ mọi người rồi đặt chiếc đĩa lại ngay dưới tivi, trong khi những lời cầu phước vang lên trên màn hình tivi.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Cũng qua màn hình tivi, trong Lễ Vượt qua lần 2, tôi có dịp được gặp mặt Đức Chúa Trời Mẹ, Không ai trong số “con cái” của Mẹ ở Sion này khóc, nhưng họ từng kể tôi câu chuyện, đứng trước Đức Chúa Trời Mẹ chúng ta như trẻ con.

Anh chị em trong Sion đều có cảm nhận chung, không được sang đất nước Hàn Quốc gặp Mẹ, nhưng chỉ nhìn hình ảnh Mẹ là họ rơi nước mắt giống như trước đây đã phản bội lại tình yêu thương của Mẹ, giờ nhìn thấy mọi người cũng cảm thấy ăn năn, đau đớn.

Trước khi kết thúc Lễ Vượt qua lần 2, Tổng hội trưởng chúc tạ bánh và rượu nho, “Thánh đồ” tham dự dự lễ rửa chân, cầm trên hai tay bánh và rượu nho đã chuẩn bị để cùng cầu nguyện.

Các “Thánh đồ” khi ăn bánh và uống rượu nho được căn dặn không để sót lại dù chỉ một giọt rượu ở đáy cốc. Bánh và rượu vừa hết cũng là lúc mọi người hát tán dương bài ca mới số 8 để bế mạc buổi lễ.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

“Xin bảo quản cẩn thận lễ vật đã dâng hiến rồi đưa cho Khu vực trưởng hoặc Địa vực trưởng để đưa cho Hội Thánh là được”, lời dặn dò vang lên trước khi tất cả cầu nguyện mong muốn và cầu nguyện ngẫm nghĩ, kết thúc Lễ Vượt qua lần 2. Lúc này là 20h.

Cũng từ thời điểm này, tôi bắt đầu làm quen hơn với việc được mọi người trong Hội Thánh gọi bằng hai từ chị em, hay mỗi ngày nhận tin nhắn có cụm từ “Chúc phước nhiều”, “Cảm tạ Cha Mẹ”… Tuy vậy, các từ “nhạy cảm” này đều được viết tắt mỗi khi người của tổ chức này gửi tin nhắn cho nhau.

Trở về nhà, tôi nhận được tin nhắn hỏi han từ chị Thơm. Vẫn những câu hỏi và sự quan tâm như ngày tôi mới học Kinh Thánh nhưng ở thời điểm này, chị nhắc nhiều hơn về CM (Cha Mẹ) và phước lành.

Và gần như tất cả những gì xảy ra xung quanh tôi dù là chuyện vui hay buồn, khó khăn hay thuận lợi… tất cả đều được người của tổ chức gắn với hai từ Cha Mẹ như Cha Mẹ ban cho trời vào hè nên cũng nóng, Cha Mẹ thấy con gái ốm nên gửi ít đồ…

Khi tôi thắc mắc về những từ viết tắt và chưa dịch được, chị Thơm bảo, các ace (anh chị em) hay nói tắt, văn hóa Sion là mới mẻ.

Chị cũng dặn dò tôi: “Mai là thứ Sáu, trong Kinh Thánh gọi là ngày sắm sửa chuẩn bị cho Sabat thứ Bảy, là ngày mà hết thảy các anh chị em sắp xếp các phần công việc phần xác và chuẩn bị cả phần linh hồn nữa”.

Tôi cũng hẹn cùng chị sẽ sắp xếp công việc tham dự lễ thờ phượng vào ngày thứ Bảy cùng các anh chị em trong Sion.

Tà đạo 'Hội thánh đức chúa trời': Thâm cung bí sử trong lễ vượt qua  - Bài 4

Theo đúng lời hẹn, tôi đến địa chỉ đã được thông báo. Đến cùng thời điểm với tôi là một nữ “Thánh đồ” khác với gương mặt trẻ trung. Trong căn phòng chừng 15m2 nằm ở tầng 3 một khu trọ trên phố X.L (Hà Nội), một phụ nữ tên Hương chuẩn bị các bài ca tán dương để mọi người cùng hát trong lễ thờ phượng.

Trong lúc chờ thêm một người tới Sion tham dự buổi lễ, bạn nữ tôi vừa gặp dưới cầu thang hí hoáy chuẩn bị lễ vật và ghi các ký hiệu ra bên ngoài phong bì trắng. Ngày thứ Bảy có 3 khung giờ thờ phượng: sáng bắt đầu từ 9h, chiều 15h và tối 20h, mỗi buổi thờ phượng lại một lễ vật với một mật mã khác nhau.

9h. Lễ thờ phượng bắt đầu. 4 người cùng đội khăn trắng, hết cầu nguyện lại tới hát bài ca tán dương.

Hôm ấy, Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc đo được 53 độ C, trong căn phòng trọ chật hẹp, chiếc khăn trắng luôn trùm trên đầu khiến mồ hôi tôi vã ra như tắm.

Quay sang bên cạnh, tôi chỉ thấy cảnh, mọi người dù nóng bức, dù có dấu hiệu tụt huyết áp nhưng vẫn nhắm mắt cầu nguyện và nghiêm túc hát bài ca tán dương lên Đức Chúa Trời, không ai kêu than dù chỉ một lời.

Sau 1 tiếng đồng hồ, buổi thờ phượng kết thúc.

Theo lời của người có chức vụ trong Hội Thánh, Cha Mẹ ban cho thờ phượng xong khoảng 10h thì sẽ có “nhóm hiệp” chung toàn Sion đến 12h. Lúc này, hàng trăm người cùng “nhóm hiệp” qua Zoom rồi xem phim.

“Nhóm hiệp” xong, mọi người ở lại Sion ăn trưa và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho giờ thờ phượng buổi chiều.

***

Sau khi đã trở thành nữ “Thánh đồ”, phóng viên nhập vai được tiếp xúc nhiều hơn với các thành viên khác trong Hội Thánh này. Từ kỳ tới, cô kể về những phận đời cay đắng khi bị sa chân vào “tổ quỷ”.

Kỳ sau: Những năm tháng tuyệt vọng của nữ “Thánh đồ” 9x ở “tổ quỷ” Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ

Khi giật mình nhận ra nơi ấy là địa ngục trần gian, là mô hình đa cấp cực đoan, là sự dối trá nhấn chìm tương lai, hạnh phúc thì cô gái 9x mới vùng vẫy tìm cách giải thoát.
Nguồn bài viết: Nhóm PV của VTC News

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG