Thursday, November 21, 2024

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”

Nhà văn, nhà báo, Kols liên tục có những bài viết nói về Tây Nguyên trong những ngày qua. Nhưng tất cả chỉ nhìn về Tây Nguyên với con mắt của những người khách du lịch.

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những điểm đến thú vị bậc nhất của Gia Lai được khai thác phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thông tin được chia sẻ rộng rãi nhất là bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc với nhu cầu “phát triển Tây Nguyên như Bhutan” được viết từ năm 2016. Hay bài viết của Trương Huy San với quan điểm, “Tây nguyên là đất của người Thượng”. Bài viết nào cũng nói về rừng, về buôn làng, về văn hóa. Tựu chung thì đều mong muốn trả Tây Nguyên về lại những năm 1976 khi đất nước vừa giải phóng.

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Buôn AKô Đhông là buôn làng Ê Đê gần như giữ lại nét hoang sơ truyền thông được chính quyền TP.Buôn Mê Thuột đặc biệt quan tâm gìn giữ và phát triển du lịch

Xin nói thẳng đây là mong muốn, là suy nghĩ của những người du lịch chứ không phải đại diện cho người dân Tây Nguyên. Có nghĩa là những người nơi khác đến Tây Nguyên, từng được trải nghiệm cuộc sống ở đây một thời gian có ấn tượng sâu đậm với cảnh vật, với thiên nhiên, với sự hoang sơ. Và sau khi Tây Nguyên phát triển, những gì của thiên nhiên dần bị thu hẹp, điều đó khiến họ tiếc nuối và cảm giác “bảo tồn” khao khát trỗi dậy. Đây là tâm lý hoàn toàn bình thường của khách du lịch.

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Cây cà phê đã khiến cho người dân Tây Nguyên “đổi đời”

Nhưng cần rạch ròi cái khát khao “bảo tồn” ấy không phải là lý do để quy chụp rằng có xung đột sắc tộc, văn hóa, có ức chế… trong vụ việc vừa qua. Điều này minh chứng rất rõ ràng qua lời khai của các đối tượng bị bắt giữ, của một trong hai kẻ cầm đầu. Qua phóng sự từ Đài truyền hình quốc gia rằng hầu hết bà con ở buôn làng sống lương thiện, chăm chỉ làm ăn và có cuộc sống kinh tế ổn định. Không tham gia và bị kích động vào tổ chức hay nhóm chống đối nào.

Những người không chịu làm ăn luôn nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, chỉ có một số người, một số đối tượng thôi. Còn ở buôn làng, tôi thấy bà con chăm chỉ làm ăn, nuôi gà vịt, heo trâu bò đều có nhà cửa, thu nhập“, già làng ở Xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã nói như vậy.

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Cuộc sống người Tây Nguyên năm 1967 qua ảnh của cựu binh Mỹ

Và cũng từ lời nói của già làng để thấy đa phần bà con đang hài lòng với cuộc sống của mình. Đã có tài sản tích lũy, có cuộc sống ổn định. So với cuộc sống du canh, du cư và lạc hậu của 50 năm trước thì tốt hơn rất nhiều. Đó là quy mô kinh tế của vùng năm 2020 gấp 14 lần năm 2002; Đó là tỷ lệ giảm đói nghèo từ 25,5% xuống còn 14%; Đó là tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi 15 – 60 là 97,6% (2023); Đó là 100% các bản làng đã có trường mầm non; Đó là tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng toàn vùng chỉ còn 4,84%.

Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Các học sinh đồng bào tại trường Nơ Trang Lơng (Đắk Lắk) thuộc dân tộc Ê đê, Mơ nông, Tày, Nùng, Thái… đều được tự do mặc trang phục truyền thống tới trường
Đừng chỉ nhìn Tây Nguyên với con mắt của “khách du lịch”Văn hóa cồng chiêng vẫn luôn được gìn giữ để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước

Cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi theo một chiều hướng tích cực. Tây Nguyên “thay da đổi thịt” để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tây Nguyên phát triển nhưng vẫn được gìn giữ văn hóa bởi 52 anh em dân tộc. Vậy hà cớ gì bắt họ cứ phải sống mãi trong những ngôi nhà rách nát, trong lối du canh du cư nghèo đói để “bảo tồn” cái nhu cầu hoang sơ của khách du lịch?

Thu An

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG