Tuesday, October 8, 2024

Đám rác rưởi không được tham dự phiên tòa xét xử Bùi Tuấn Lâm là đúng

Sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử tên phản động Bùi Tuấn Lâm kết thúc, RFA đã ồn ĩ với loạt bài xuyên tạc phiên tòa, bóp méo bản chất vụ án, đả phá chế độ, đồng thời kích động người dân phản đối. Trong bài “Toà Đà Nẵng xử “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm, gia đình bị chặn ở ngoài” với hình minh họa vợ của Bùi Tuấn Lâm là “Lê Thanh Lâm cầm biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho chồng” đăng trên RFA là một minh chứng.

RFA viết rằng, “Sáng ngày 25/5, Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng bắt đầu phiên xử công khai nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước,” tuy nhiên gia đình ông không ai được vào phòng xử án.”, trong đó có đoạn: “Gia đình em đi còn em ở nhà. Mọi người bắt Grab đi lên toà. Tụi an ninh đi xem máy theo sau. Tới đó mọi người chia ra hai nhóm nhưng không được vô.”.

Với thủ đoạn “nhét chữ vào mồm một người nào đó”, RFA viết tiếp: “Người này cho biết có tám người trong gia đình, bao gồm cả bố mẹ và vợ ông Lâm bị chặn ở cổng tòa và phải ngồi bên ngoái ngóng tin, việc liên lạc với họ rất khó khăn vì dường như công an sử dụng thiết bị phá sóng điện thoại. Luật sư Lê Đình Việt sau đó cho biết, gia đình ông Lâm bị công an bắt giữ và đưa đi khi đang ngồi đợi ở bên ngoài. Đại diện Đại Sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cũng đến để tham dự phiên toà nhưng cũng không được vào trong toà”.

Đám rác rưởi không được tham dự phiên tòa xét xử Bùi Tuấn Lâm là đúng

Đám rác rưởi không được tham dự phiên tòa xét xử Bùi Tuấn Lâm là đúng

Đám rác rưởi không được tham dự phiên tòa xét xử Bùi Tuấn Lâm là đúng

Những “cáo buộc” vô căn cứ của RFA như trên là rất nguy hiểm vì nó có thể lừa được nhiều người đọc kém hiểu biết pháp luật và làm xấu đi hình ảnh nền tư pháp nước nhà và tạo dư luận xấu trong xã hội.

Cần phái nói rõ rằng, phiên tòa được tiến hành công khai, nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ ai đều có thể được vào dự, bởi giới hạn không gian và các vấn đề liên quan tới anh ninh, an toàn, cũng như các tác động khác ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. 

Theo quy định của pháp luật, người tham dự phải thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Nội quy phòng xử án cũng như Nội quy phiên tòa được quy định tại điều 25, điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư số 02/2017/TT- TANDTC quy định về Quy chế phiên tòa. Liên quan đến việc tham dự phiên tòa của người dân, có vài điểm chính:

– Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như tính mạng của các cá nhân tham gia phiên tòa và Hội đồng xét xử. Vì phiên tòa hình sự có vai trò chính là xử lý các cá nhân có hành vi phạm tội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nên không thể tránh khỏi trường hợp các cá nhân khác có âm mưu trả thù, hoặc gây ra những sự cố để trốn tội,…

– Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

– Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập. Quy định này nhằm bảo vệ sự phát triển cũng như quyền của người dưới 16 tuổi, bởi người chưa đủ 16 tuổi là những cá nhân chưa phát triển toàn diện về sức khỏe cũng như thể chất, mà hoạt động tố tụng nói chung, hoạt động xét xử tại phiên tòa nói riêng dễ gây ra những “tổn thương” đối với người dưới 16 tuổi. Vì vậy, pháp luật quy định không cho người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, ngoài những trường hợp luật định.

– Mọi người trong phòng xử án phải mặc quần áo nghiêm túc; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự, không nói chuyện riêng và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa. Quy định này là tất yếu, vì hoạt động xét xử là hoạt động minh chứng rõ rệt cho quyền lực nhà nước, do vậy, các cá nhân cần có trang phục cũng như thái độ tôn nghiêm khi tham gia phiên tòa. Bên cạnh đó thì các chủ thể tiến hành tố tụng cũng phải tuân thủ về trang phục, như thẩm phán có trang phục riêng của thẩm phán, thư ký tòa án có trang phục riêng và kiểm sát viên đại diện Viện Kiểm sát có trang phục riêng và Hội thẩm nhân dân cũng vậy.

– Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa. Cũng như phân tích trên, hoạt động xét xử thể hiện rõ nét tính quyền lực của Nhà nước, nên các cá nhân phải thể hiện sự tôn trọng của mình….

Những hình ảnh trong bài viết này cho thấy, vợ Bùi Tuấn Lâm và các thành viên khác của gia đình y, cũng những kẻ cùng hội cùng thuyền không được vào dự phiên tòa là đúng, bởi không đáp ứng được các quy định của pháp luật.

Người ta có quyền nghi ngờ những người này đến Tòa để phá hoại, gây rối an ninh trật tự, gây sức ép lên Hội đồng xét xử, và thậm chí còn tìm cách trả thù.

Người ta cũng nghi ngờ những người đó đến tòa để biến phiên xét xử thành phim trường về một vụ loạn đả phục vụ cho mục đích tuyên truyền bẩn thỉu của các thế lực thù địch….

Trên thực tế, một trong số những người làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa nói rằng, người nhà Bùi Tuấn Lâm kéo nhau đến tòa, nhưng không chịu xuất trình giấy tờ tùy thân, mang theo khẩu hiệu, biểu ngữ xuyên tạc vụ án, đòi trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm, hô các khẩu hiệu mạ lị chế độ, thóa mạ tòa án và mang theo theo điện thoại, máy ảnh, máy quay phim cùng những vật dụng khác có thể gây nguy hiểm tới tính mạng những người tham dự.

Câu hỏi đặt ra, “họ mang theo những thứ đó để làm gì”, hẳn các anh chị đã có câu trả lời.

Nói thêm để các anh chị thấy rằng, không chỉ có Việt Nam mới có quy định như thế, mà ngay cả các quốc gia văn minh khác việc xét xử công khai chưa bao giờ được thực thi một cách không có giới hạn.

Ở Thụy Điển, xét xử công khai nhưng chủ tọa phiên tòa có quyền giới hạn số người tham dự trong phòng xét xử; cho phép thu âm phiên tòa xét xử công khai; cấm chụp ảnh, quay phim trong phòng xét xử chính; cho phép quay video để truyền trực tiếp vào phòng bên cạnh.

Ở Tây Ban Nha, trước khi phiên tòa bắt đầu được quay phim, chụp ảnh, trong thời gian phiên tòa diễn ra chỉ được quay phim, chụp ảnh phục vụ nội bộ; trường hợp ngoại lệ (như phiên tòa xét xử vụ đánh bom ở Madrid cho truyền bằng video).

Ở Vương quốc Anh, tòa cấm quay phim, chụp ảnh phiên tòa, thu âm trong phiên tòa; nhưng phiên Tòa của tòa án Tối cao (Supreme Court) thì cho phép truyền thanh, truyền hình.

Ở Na Uy và Thụy Sĩ, tòa cấm quay phim, thu âm phiên tòa hình sự, cho chuyền video trực tiếp sang phòng bên cạnh.

Ở Pháp, tòa cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong phiên tòa, và chỉ được phép làm để sử dụng nội bộ ngành tư pháp, nghiên cứu lịch sử.

Tại Bỉ, người ta cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh trong phiên tòa tuy nhiên có ngoại lệ riêng lẻ do chủ tọa quyết định. Trong khi đó, tại Hy Lạp, tuy không cấm ghi âm, quay phim, chụp ảnh nhưng trường hợp ngoại lệ do chủ tọa quyết định.

Ở CHLB Đức, tính công khai của tiến trình xét xử được quy định tại Điều 169 Bộ luật về hệ thống tư pháp (GVG). Theo khoản 1 của Điều 169, thì phiên tòa xét xử, việc đọc bản án và các quyết nghị của hội đồng xét xử được tiến hành công khai, ngoài những bên tham gia với tư cách theo luật định như bị cáo, người bị hại, nhân chứng, người bảo hộ, phiên dịch,… những người khác như nhà báo, đại diện tổ chức xã hội, chính trị, thực tập sinh,… phải xin phép chủ tọa phiên tòa từ trước đó.
Như vậy, việc RFA lu loa chuyện người nhà Bùi Tuấn Lâm không vào được tòa để ám chỉ rằng, “chính quyền sợ hãi” hay “vi phạm nguyên tắc xét xử công khai” hoặc “vi phạm nhân quyền”… là  và có ý thiếu hiểu biết pháp luật. Qua đó, “thao túng tâm lý” và kích động người dân chống đối chính quyền, đồng thời tạo dư luận xấu ở cả trong và ngoài nước. Quan điểm cá nhân của người viết là, cứ thực thi đúng các quy định của pháp luật. Theo đó, những thứ rác rưởi thì không cho phép vào dự phiên tòa.

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG