Cứ đến dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30/4 là các thế lực thù địch lại điên cuồng đăng tải bài viết, video, hình ảnh với luận điệu xuyên tạc, chống phá, kích động Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chiến thắng vĩ đại 30/4 của dân tộc ta. Chúng cho rằng “Ngày 30 Tháng Tư, thay vì ăn mừng “chiến thắng” ĐCSVN hãy chăm sóc những người thương phế binh đã hy sinh để họ có được ngày hôm nay”. Những năm trước chúng rêu rao ngày 30/4/1975 là “ngày quốc hận” khi Đảng Cộng sản Việt Nam cho quân Bắc Việt xâm chiếm miền Nam; “tháng 4 là tháng vo gạo bằng nước mắt”, “tháng 4 đen”…
Thật nực cười khi 30/4 năm nay Việt Tân lại quay đầu quan tâm, lo lắng cho những người thương binh của Việt Nam. Đây có phải là thiện chí và sự quan tâm thật lòng của Việt Tân?. Thực chất đây là luận điệu xuyên tạc, kích động của Việt Tân về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ cứu nước, một sự quan tâm, thương sót giả tạo, với chiêu trò, luận điệu cũ mèm.
Thực tiễn chứng minh, sau hơn 48 năm thống nhất đất nước và 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Quy mô GDP năm 2022 đạt của Việt Nam đạt 409 tỷ đô la Mỹ (USD), đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, lên mức 4.110 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Thứ hạng HDI của Việt Nam trong các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới tăng từ vị trí 117 năm 2019 lên 115 năm 2021, đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia trên thế giới, được các nước tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân quyền, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, giúp vị thế, uy tín trên trường quốc tế ngày càng được mở rộng, nâng cao. Nước ta cũng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do như CTPPP, AFTA, RCEP, EVFTA… góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta có nhiều các chủ trương, chính sách quan tâm đến các đối tượng là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng nhằm phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn, “đền ơn đáp nghĩa”, đã tạo được sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chính những người có công với cách mạng. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” ngày càng đi vào chiều sâu và nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân lao động. Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc con liệt sỹ mồ côi, đi tìm hài cốt đồng đội, tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ,… ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội trong phạm vi cả nước.
Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”., điều đó khẳng định bản chất tốt đẹp của Đảng, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những thành quả này là minh chứng sắc bén đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của Việt Tân và các thế lực phản động, thù địch về ý nghĩa của ngày Chiến thắng 30/4/1975.
ANH. HÙNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: