Saturday, September 14, 2024

Liệu có phải Việt Tân – những kẻ thiếu hiểu biết về pháp luật hay chỉ là chiêu trò xuyên tạc?

Đọc bài viết đăng trên báo Việt Tân ngày 21/4/2023 có viết CSVN tự hào được trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 nhưng lại là băng đảng bắt cóc người xuyên quốc gia. Thực chất đây là kiểu “ngậm máu phun người” của những kẻ xã hội đen vô văn hoá, nói xấu Đảng và Nhà nước ta, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Việt Nam ở trong nước cũng như trên trường Quốc tế.

Liệu có phải Việt Tân – những kẻ thiếu hiểu biết về pháp luật hay chỉ là chiêu trò xuyên tạc?

Theo báo điện tử chính phủ: Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ. Điều đó khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế được ghi nhận và đánh giá cao. Trong những năm qua Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, lấy người dân là trung tâm, là động lực của phát triển chính là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam. Tăng cường thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; không chính trị hóa, không can thiệp công việc nội bộ các nước…

Vừa qua một số cán bộ, công dân ở Việt Nam vi phạm pháp luật bỏ chốn ra nước ngoài nhằm chốn tránh bị xét xử. Thế nhưng khi trốn ra nước ngoài thì vẫn có thể bị truy nã và dẫn độ về nước để giải quyết. Theo thư viện pháp luật, khoản 1 Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công dân Việt Nam, phạm tội tại Việt Nam, khi có hành vi trốn hoặc không biết rõ người này đang ở đâu thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã. Lệnh truy nã này có phạm vi áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp có căn cứ hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu bỏ trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã đỏ dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ có phạm vi áp dụng toàn thế giới với mục đích thông báo cho các quốc gia thành viên về tình trạng truy nã của một tội phạm hoặc nghi phạm. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, không bao che, không có vùng cấm”.

Như vậy việc một số cán bộ, công dân ở Việt Nam vi phạm pháp luật bỏ chốn ra nước ngoài thì Việt Nam phối hợp với các nước có liên quan để dẫn độ về nước để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Khi áp dụng nguyên tắc này, các cơ quan liên quan phải căn cứ sự cần thiết nhu cầu của Việt Nam trong từng trường hợp cụ thể; phải tuân thủ pháp luật và các điều ước quốc tế và chính sách đối ngoại, tác động chính trị, kinh tế, xã hội. Hiện nay Việt Nam của chúng ta là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương, 11 hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quy định về dẫn độ và 12 hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn độ với các nước. Việc dẫn độ chứ không phải là (bắt cóc) cán bộ, công dân Việt Nam vi phạm pháp luật bỏ chốn ra nước ngoài là hoàn toàn phù hợp với pháp luật của Việt Nam, các điều ước quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách khách quan tránh đánh tráo đối tượng, cảnh giác với những luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Kiên Nguyễn

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG