Saturday, July 27, 2024

Tiến Văn không thể xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện khá nhiều những bài viết xuyên tạc lập trường, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề xung đột Nga – Ukraine. Đáng chú ý, trên trang “radiodlsn”, tác giả có tên Tiến Văn đã có bài viết: “Lập trường Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine” với những luận điệu xuyên tạc, suy diễn quan điểm của Việt Nam về cuộc xung đột này. Y cho rằng: Việt Nam đã bày tỏ một thái độ đứng về phía Nga, ủng hộ Nga kể từ khi Nga phát động một cuộc xâm lược phi nghĩa và phi pháp vào Ukraine.

Tiến Văn không thể xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine

ảnh: Internet

Đây là một luận điệu hoàn toàn sai trái, xuyên tạc trắng trợn đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Cần khẳng định rằng, lập trường, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rất rõ ràng, không chọn bên mà chọn lẽ phải, chính nghĩa. Điều này thể hiện trên hai lý do cơ bản sau:

Một là, Việt Nam kêu gọi ngừng xung đột và khôi phục hoà bình tại Ukraine.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đấu tranh với giặc ngoại xâm nhằm giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Là một đất nước phải gánh chịu nhiều nỗi đau thương, mất mát trong chiến tranh, hơn ai hết dân tộc Việt Nam càng hiểu và trân trọng ý nghĩa của cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do. Mà có được nền hoà bình, độc lập, tự do như ngày nay, dân tộc Việt Nam đã phải trả giá bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước nên Việt Nam luôn trân quý và mong muốn xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác. Cũng chính vì vậy, như một lẽ tự nhiên, Việt Nam được quốc tế công nhận là biểu tượng của dân tộc yêu chuộng hoà bình và một đối tác vì hoà bình toàn cầu.

Đối với cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức của mình. Quan điểm của Việt Nam rất khách quan, rõ ràng được thể hiện qua bốn lần bỏ phiếu, đó là luôn giữ lập trường nhất quán ủng hộ giải quyết mọi vấn đề quốc tế bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ, không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, yêu cầu các bên hạ nhiệt, kiềm chế, nối lại đàm phán để tìm kiếm giải pháp bền vững cho các tranh chấp trên cơ sở tính tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Mới đây nhất, ngày 22/02/2023 tại phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc để tiếp tục thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã bày tỏ quan ngại của Việt Nam về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua, cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây, hậu quả của cuộc xung đột gây tổn thất nặng nề về người và của, ảnh hưởng và tác động xấu đến khu vực, thế giới. Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các bên ngừng bạo lực, tránh hành động leo thang

xung đột, quay trở lại đối thoại, thương lượng nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị toàn diện, thoả đáng, lâu dài cho các vấn đề trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc, có xét đến quyền lợi, trách nhiệm chung của những nước tham gia, đảm bảo an ninh, hoà bình của khu vực và toàn cầu. Đồng thời, Việt Nam mong muốn Liên Hợp quốc cùng nhiều chính phủ, những tổ chức và đối tác phát triển khác tăng cường nỗ lực về cứu trợ để giúp đỡ nhân dân chịu thiệt hại do chiến tranh. Khẳng định Việt Nam sẽ tham gia hết trách nhiệm của mình vào nỗ lực quốc tế để giúp đỡ và khôi phục, hỗ trợ người dân Ukraine.

Hai là, Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ.

Việt Nam tiếp tục kiên trì và nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại nhằm bảo vệ cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên nền tảng những nguyên tắc căn bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và pháp luật quốc tế về công bằng, hợp tác cùng có lợi; gắn kết sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, năng động đổi mới tích cực hội nhập quốc tế hiệu quả, thiết thực. Việt Nam là bạn, là đối tác quan trọng và là thành viên chủ động, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị và chính sách rộng mở, đa phương hoá mối quan hệ đối ngoại. Trong chính sách đối ngoại rộng mở ấy, chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan, không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào, lấy lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết. Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh rằng Nga và Ukraine luôn là bạn bè tin cậy, thân thiết, lâu dài và Việt Nam cũng hết sức coi trọng việc giữ gìn, phát huy quan hệ đối ngoại song phương tốt đẹp, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Vì vậy, lập trường kiên định của Việt Nam là ủng hộ ngừng hành động dùng vũ lực để quay trở lại đàm phán nhằm tìm biện pháp hoà bình đối với những khác biệt. Kể từ lúc vụ xung đột Nga – Ukraine xảy ra cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ tuyên bố và hành động nào của Việt Nam liên quan đến việc ủng hộ dùng vũ lực nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Nga và Ukraine, Việt Nam cũng không nghiêng theo bất kỳ một phía nào bao quanh xung đột Nga và Ukraine, “ Việt Nam không chọn bên, mà chọn công lý, lẽ phải ”. Do đó, Tiến Văn suy diễn như vậy không ngoài mục tiêu là để vu khống, hạ thấp hình ảnh, uy tín của Việt Nam; bôi nhọ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; xúi giục dư luận xã hội chống lại quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và chiến đấu thắng lợi trên mặt trận tư tưởng.

VƯƠNG. HẢO

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG