Friday, June 7, 2024

Biên tập viên Đài Châu Á Tự Do nên “học lại” văn hóa Việt Nam trước khi viết bài

Lễ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, có những kẻ thiếu hiểu biết lại cố tình vẽ bẩn nét đẹp văn hóa này. Vậy thực hư vấn đề này ra sao?

Biên tập viên Đài Châu Á Tự Do nên “học lại” văn hóa Việt Nam trước khi viết bài

Ngày 12/02/2023, trên trang Facebook của Đài Châu Á Tự Do có đăng tải hình ảnh, bài viết với tiêu đề “Vẫn còn những lễ hội phản văn hóa sau Tết”. Bài viết cho rằng: “Hình ảnh hai con trâu húc nhau đổ máu, kết thúc trong cảnh một con chết, một con bị giết thịt trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn vừa qua gây nhiều phản ứng trong công luận” và chúng cho rằng “đến lúc bỏ hẳn lễ hội man rợ này”.

Điều đáng nói ở đây, mặc dù bài viết đưa ra những thông tin không đúng cũng như không có đủ căn cứ để xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nhưng lại có nhiều ý kiến, dư luận ca ngợi, ủng hộ kiểu như: “lễ hội này là tàn ác, man rợ”; “lễ hội này thuộc dạng hành hạ động vật” ;“… Nếu như theo theo quan điểm của các “học giả” của Đài Châu Á Tự Do thì nước ta muốn được “văn minh”, “phát triển” như các nước phương Tây thì phải từ bỏ lễ hội truyền thống mang bản sắc của dân tộc mà điển hình lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Điều này không những thể hiện sự thiếu kiến thức văn hóa của Đài Châu Á Tự Do, mà còn phơi bày bộ mặt thiếu hiểu biết của những kẻ tưởng như am hiểu văn hóa Việt Nam nhưng thực chất lại chẳng biết gì về văn hóa lễ hội truyền thống của của nước ta, nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một biểu tượng của văn minh nông nghiệp Việt Nam.

“Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang sắc thái vừa riêng vừa chung, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng đúng như triết lý “trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ”. Ngoài ra, vì là tục lệ của người dân miền biển nên lễ hội chọi trâu còn gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu”.

Trên thực tế, tại lễ hội chọi trâu trâu Đồ Sơn, con trâu thua cuộc sẽ được Ban Tổ chức dẫn ra ngoài, không hề có cảnh “hai con trâu húc nhau” đến “đổ máu” dẫn đến cảnh một con bị chết như bài viết đề cập đến. Con trâu chiến thắng sẽ được rước bát hương đền Nghè và cờ đại “Thượng đẳng thần”. Lúc này, người dân trong làng xã sẽ cùng nhau mổ thịt làm lễ hiến sinh lên thành hoàng của làng. Ý nghĩa ban đầu của lễ hội chọi trâu là để tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”, khẳng định tinh thần đoàn kết, duy trì ý thức cộng đồng. Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải. Ngoài ra, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không những thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương mà còn quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè các nước trên Thế giới.

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội điển hình của văn hóa nước ta, vừa chứa đựng tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt vừa văn minh, phù hợp với lối sống hiện đại chứ không hề “man rợ” như RFA đề cập đến. Mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo trước các luận điệu xuyên tạc của chúng để không bị dụ dỗ, lôi kéo, từng bước dẫn dắt đi theo những quan điểm phản động, sai lầm, có cái nhìn lệch lạc về văn hóa lễ hội ở Việt Nam./.

NGỌC. TRÌU

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG