“Văn hóa còn thì dân tộc còn” – Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vẫn còn văng vẳng bên tai, thì đến hẹn lại lên, chúng ta lại phải chịu trận nghe những luận điệu cũ rích từ bọn me tây nói tiếng Việt.
Câu chuyện bỏ hay không bỏ ăn tết ta từ mấy năm trước đã ồn ào, và cứ mỗi dịp tết về lại bị nhai lại. Rằng còn ăn Tết ta, đất nước còn nghèo và đề nghị bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó là ý tưởng của Giáo sư Võ Tòng Xuân và một số người. Mới đây, đề tài này được một trường ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào đề thi môn ngữ văn học kỳ một.
Nhận xét về đề thi này, nhiều học sinh cho biết không quá khó nhưng gắn với tính thời sự là sắp đến Tết Nguyên đán nên vô cùng hay và ý nghĩa. Đặc biệt các em học sinh thích thú khi được bàn luận về vấn đề có nên nghỉ Tết ta nên hay không. Đây cũng là chủ đề đang diễn ra tranh cãi thời gian gần đây.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, Phạm Phước Khang, học sinh lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, chia sẻ, nội dung yêu cầu của đề vừa sức, không gây khó khăn cho học sinh. hước Khang cho biết đã thoải mái trình bày quan điểm cá nhân về ý nghĩa của Tết Nguyên đán trong bài viết, khẳng định quan điểm là vẫn cần giữ gìn ngày tết truyền thống vì đó là bản sắc dân tộc.
Cũng có những học sinh khác bày tỏ quan điểm “không nên bỏ tết ta”, đồng thời lập luận rằng không nên lợi dụng suy nghĩ “3 ngày tết” để vui chơi quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến lười biếng học tập sau kỳ nghỉ tết.
Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Tết Nguyên Đán ngày nay là lễ lớn ở nhiều quốc gia châu Á, nếu nói rằng đón Tết Nguyên Đán làm cho đất nước nghèo đi thì có lẽ Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…đều là những nước nghèo đói. Nhiều người biện minh cho việc này bằng cách lấy Nhật Bản làm thước đo, bỏ Tết Nguyên Đán, đón Tết Tây. Kinh nghiệm xương máu của Nhật Bản – một quốc gia phương Đông đã từ bỏ Tết Âm – Dương để chuyển sang ăn Tết Tây. Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ của guồng xoay công nghiệp. Do đó, với Việt Nam, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại quan niệm cho rằng ăn Tết Tây để “hòa nhập” với các nền văn hóa trên thế giới. Rất khó chứng minh rằng việc đổi lịch của Nhật Bản làm cho nước Nhật văn minh, giàu mạnh. Nhật Bản đổi sang dùng lịch dương năm 1873 dưới thời Minh Trị (năm Minh Trị thứ 6) nhưng để có nước Nhật như ngày nay thì còn phải đợi nước Nhật bại trận, đầu hàng phe đồng minh năm 1945 và cải cách hậu chiến (1945-1950) thành công. Không phải đổi lịch Âm sang Dương thì Nhật Bản mới phát triển.
Bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc bỏ thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam đại đa số là thờ “Đạo Ông Ba”, thờ cúng tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán là truyền thống đã ngấm vào máu thịt từ hàng ngàn năm lịch sử. Vì lẽ đó, chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được. Ở phương Tây, đa số người dân theo Kitô giáo và họ xem trọng Giáng Sinh chứ không thờ tổ tiên. Thực tế, ngày lễ Giáng Sinh (Christmas) sẽ bắt đầu một kỳ nghỉ năm mới của người phương Tây cho tới hết ngày mùng 1 tháng 1 năm mới. Như vậy, người phương Tây cũng có một kỳ nghỉ Tết kéo dài không thua kém người Việt Nam ta là mấy. Vậy nên đừng đánh đồng giữa văn hóa Đông – Tây.
Về khía cạnh tinh thần, Tết truyền thống là dịp đoàn viên của những gia đình có người thân đi xa làm việc và học tập. Đây là một dịp quan trọng bởi đời sống tình cảm gia đình luôn là nét đẹp truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng. Con người có thể nghèo về vật chất nhưng nghèo nàn về văn hóa, tinh thần thì thật thảm hại. Về khía cạnh kinh tế, Tết truyền thống là dịp kích thích tiêu dùng cực lớn, tương đương với Giáng Sinh ở các nước phương Tây. Từ các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, cây cảnh, đồ trang trí… thậm chí là quần áo, giày dép, TV… Nhà nhà đều muốn sắm sửa đón mừng năm mới. Kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất khi đón Tết xong là một trong những bước đột phá mà Tết Nguyên Đán mang lại.
Văn hóa lai căng, vong bản ngày càng nhiều, đặc biệt là nhiều người trẻ tuổi. Đất nước nghèo hay giàu mạnh thì có nhiều yếu tố như con người, tài nguyên, địa chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, sự đoàn kết cùng chung tay xây dựng đất nước chứ không phải vì đón Tết mà nghèo đi. Tây và ta khác nhau hoàn toàn về văn hóa, truyền thống. Vậy nên đừng mang Tây ra để làm thước đo chuẩn mực cho người châu Á, đặt biệt là văn hóa. Văn hóa còn thì dân tộc còn, mất văn hóa truyền thống là mất tất cả. Thực sự là quá mệt mỏi!
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ
Nguồn: