Thursday, November 21, 2024

Lợi dụng chuyến công du nước ngoài của thủ tướng Phạm Minh Chính, RFA ra yêu sách phi lý cho hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Cứ mỗi dịp các lãnh đạo Đảng, nhà nước, chính quyền của Việt Nam sang thăm và công tác tại các nước Phương Tây, cũng là cơ hội để các thế lực phản động trong và ngoài nước thường lợi dụng vấn đề nhân quyền để xuyên tạc. Đáng nói ở đây, chúng lại đề cập, bênh vực cho những kẻ vi phạm trong vấn đề chống phá, âm mưu lật đổ Đảng, Chính quyền và nhà nước ta, đi ngược lại với lợi ích đại bộ phận nhân dân.

Lợi dụng chuyến công du nước ngoài của thủ tướng Phạm Minh Chính, RFA ra yêu sách phi lý cho hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Trong những ngày qua Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và thăm chính thức Đại Công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ từ ngày 9 đến 16-12 theo lời mời của Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều ý nghĩa quan trọng; góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh về nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về “Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030”. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với ASEAN và cộng đồng quốc tế, tăng cường mối quan hệ Việt Nam với Luxembourg, Hà Lan và Bỉ

Đang trong cuộc công du của Thủ tướng ta đầy ý nghĩa như vậy, nhưng RFA trên trang facebook của mình đăng tải bài viết với nội dung  ra những yều cầu phi lý, không thể chấp nhận được cho các kẻ phản động mà chúng gọi là các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Thực chất ở đây “nhà hoạt động nhân quyền”, chúng đề cập là bè lũ phản động, các nhà báo vi phạm pháp luật Việt Nam về tội tuyên truyền, phát tán tài liệu, phát ngôn chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền ta; hoạt động lật đổ chính quyền, nói sai sự thật về Đảng, Nhà nước tiêu biểu như Phạm Đoan Trang, Lê Công Định, Lê Đình Lượng… Chính vì vi phạm pháp luật nên nhưng kẻ này đã bị tòa an Việt Nam xử phải vào tù bóc lịch, thì RFA đòi trả tự do là điều vô ích.

Trong bài viết RFA còn đề cập đến vấn đề “Việt Nam tiếp tục vi phạm một cách có cơ chế và hệ thống quyền tự do biểu đạt bằng cách giam cầm những công dân khi họ bày tỏ quan điểm dù là qua những hình thức bất bạo động”. Nhận xét trên là không đúng. Chúng tôi cho rằng  thứ nhất ở phương Tây hay ở Việt Nam thì các hoạt động của mọi người buộc phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Thứ hai ở Việt Nam bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán của Đảng, nhà nước ta, quyền con người được ghi nhận trong các hiến pháp, điển hình như hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế và văn hóa được công nhận tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”  (Điều 14, khoản 1). Có thể nói đây là một khái niệm đa diện, tiếp cận từ nhiều gốc độ khác nhau. Thứ ba theo tinh thần NQTW 4 khóa XII cho thấy thể hiện “cơ chế đối thoại với các quan điểm khác với quan điểm của Đảng và nhà nước”. Thực tiễn trong thời gian qua nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với nhân dân để thể hiện rõ phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” và khẳng định bản chất của Nhà nước ta: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Các cuộc đối thoại giúp người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, vì có thể nhận thức của một số bộ phận người dân còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn về kinh tế, khả năng tiếp cận thông tin ít. Từ đó thực hiện, chấp hành cho tốt.

Trong khi đó, nhìn vào nước Mỹ là một nước tự cho mình là thước đo về dân chủ, nhân quyền vi phạm nhân quyền như hiện tượng phân biệt chủng tộc, màu da. Chẳng hạn, Người Mỹ gốc Phi thường phải chịu các bản án khắc nghiệt hơn nhiều khi vi phạm các tội liên quan đến ma túy. Ở Mỹ có số lượng tù nhân lớn nhất trên thế giới (2,3 triệu người) và tống giam nhiều người hơn các quốc gia khác (752 tù nhân/100.000 dân), cả trường hợp tạm giam không xét xử rất nhiều trong các nhà tù của Mỹ. Thậm chí còn có trường hợp xét xử oan tù nhân.

Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật là tất yếu, giải quyết các vấn đề mà một quốc gia không thể làm được như biến đổi khí khậu. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức, nó mang cả luồng gió mới mà cũng có luồng gió độc. Đây cũng là một cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Việt Nam. Một trong các vấn đề đó là lợi dụng là vấn đề nhân quyền để thực hiện mưu đồ diễn biến hòa bình. Cuộc chiến tranh không có bạo động, không có tiếng súng. Thậm chí ngay cả một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng tự chuyển hóa, tự biến chất. Do đó mỗi người dân chúng ta phải hết sức cảnh tỉnh với chiêu bài nhân quyền, không nghe theo lời xúi dục, kích động của bọn phản động trong và ngoài nước. Nhân quyên là quyền con người và gắn với trách nhiệm của con người với đất nước và xã hội mình sống .

KTC –

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG