Sunday, October 6, 2024

Chương mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc nâng cấp lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, các bộ, ngành chức năng và doanh nghiệp hai nước Việt – Hàn đã cho thấy một khí thế mới trong hợp tác đầu tư kinh doanh.

Chương mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn QuốcChương mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Nhận lời mời của Tổng thống Yoon Seok Yeol, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc ngày 4-6/12. Như vậy, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nguyên thủ quốc gia đầu tiên mà chính phủ mới của Tổng thống Yoon Suk Yeol đón tiếp. Đồng thời, đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị này, cũng là chuyến thăm Hàn Quốc cấp Chủ tịch nước đầu tiên sau 11 năm.

Việt Nam và Hàn Quốc đang bước vào những thời điểm bản lề trong việc triển khai chiến lược phát triển của từng nước sau đại dịch Covid-19. Theo đó, quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ kinh tế, tiếp tục có những đóng góp quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.

Tình hình kinh tế và chính trị thế giới cũng đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp và khó lường, theo đó nhu cầu hợp tác giữa các nước, nhất là giữa các đối tác truyền thống, đối tác toàn diện, ngày càng tăng lên để góp phần củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế nói trên, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa rất lớn, là một dấu mốc lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước, và cả trong lĩnh vực kinh tế.

Việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ là cơ sở vững chắc để quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư vốn đã tốt đẹp càng bùng nổ mạnh mẽ. Đối với Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời Hà Nội là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Seoul.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ 2 về ODA và thứ 3 về thương mại. Tính lũy kế đến tháng 9/2022, Hàn Quốc vẫn đang duy trì vị trí số 1 về đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam với mức 80,52 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ và hướng vào các lĩnh vực điện tử, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu tổ hợp công nghệ chuyên sâu, khu công nghiệp xanh, đô thị thông minh…

Chương mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn QuốcHàn Quốc và Việt Nam là những đối tác hàng đầu của nhau.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định theo hướng cân bằng, giữ vững vị trí là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, trước mắt phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100 tỷ USD vào năm 2023, hướng tới mục tiêu đạt 150 tỷ USD vào năm 2030. Đã có 24 văn kiện hợp tác đã được ký kết giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, trong đó có 15 thỏa thuận hợp tác với giá trị gần 15 tỷ USD trong chuyến thăm này. Đó chính là những kết quả thực chất cho việc hợp tác tin cậy, sâu sắc suốt 30 năm qua, là điểm khởi hành mới cho 30 năm tới.

Đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến đầu tư, thương mại và hợp tác kinh tế hai nước, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có 12 cuộc tiếp xúc với gần 30 lãnh đạo các tập đoàn, các ngân hàng và tổ chức tài chính, nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc (Samsung Electronics, Lotte, Hyosung, LG, Hyundai Motor, CJ, Daewoo E&C, GS E&C, Doosan, Ngân hàng KDB,…) đang có hoạt động đầu tư quy mô hàng chục tỷ USD tại Việt Nam.

Chương mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn QuốcPhó Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Samsung Electronics Han Jong Hee và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm tới các cơ chế, chính sách mới nhất liên quan đến đầu tư, thương mại đặc biệt trong các lĩnh vực như chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, xe ô tô điện, đầu tư tài chính, logistic, đa dạng hóa chuỗi giá trị, văn hóa, truyền thông số,… Họ cũng đánh giá cao môi trường đầu tư và những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam; tin tưởng vào những biện pháp quyết liệt, hiệu quả của Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô, ứng phó với các sự cố bất thường,… Nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc khẳng định tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư, tái đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới. Tiêu biểu là tập đoàn Samsung – nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết họ đang có kế hoạch nâng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên 20 tỷ USD trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng với GDP từ 3.000 USD đến 10.000 USD. Và giờ đây Việt Nam cũng đang trong thời kỳ tương tự như vậy. Bởi vậy, các chủ đề về kinh tế, lao động, du lịch, nông nghiệp, văn hóa và giáo dục được thảo luận bên lề chuyến thăm này cũng là những chương trình nghị sự rất quan trọng cho sự phát triển giữa hai nước trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là những cú hích cho kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hai nước sâu sắc hơn trong lĩnh vực kinh tế.

Diệu Hương

Nguồn: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG