Friday, March 29, 2024

Đừng mắc bẫy của những kẻ “bài Hoa”

Sự kiện Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là đoàn ngoại giao đầu tiên thăm Trung Quốc ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế.

Đừng mắc bẫy của những kẻ “bài Hoa”

Tờ Nikkei của Nhật Bản, Reuters (Anh) hay Prensa Latina (Cuba)… đều đồng loạt đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao chính sách đối ngoại của Việt Nam và ca ngợi tình hữu nghị cũng như tầm ảnh hưởng của 2 dân tộc Việt Nam – Trung Quốc.

Các tờ báo của Trung Quốc thì cho rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự gắn bó giữa 2 đảng, 2 nước và sẽ tiếp thêm động lực cho quan hệ Việt – Trung. Điều này nói lên vị thế đáng tự hào của Việt Nam, nhưng lại khiến những kẻ ác ý, đố kỵ ganh ghét.

Trang BBC tiếng Việt – một trang chống cộng khét tiếng tung ra một seri bài viết về sự kiện này và đều chung một giọng điệu hiềm khích, xỏ xiên. Trong bài “TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?”, kẻ cơ hội chính trị Trần Hiếu Chân đã thể hiện sự hằn học thế này: “Ý thức hệ” Cộng sản hay Chiến tranh lạnh… tất cả chỉ là những sản phẩm ngoại lai, được tuồn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Nhưng rồi không gian chính trị ẩm thấp đã biến thành một thứ ma túy được bọc bằng cái vỏ triết học và tư tưởng tiến bộ. Sự thắng cuộc của nó chính là nguyên nhân mọi thảm kịch của đất nước cho đến hôm nay…”.

Đài Á châu tự do có bài: “Ông Trọng đi Bắc Kinh, cư dân mạng lo lắng Việt Nam ngả về Trung Quốc quá nhiều”. Bài viết trích những lời xỏ xiên của “nhà nghiên cứu” Trương Nhân Tuấn: “Chuyến đi của ông Trọng ngay sau khi ông Tập tái cử với tập quán vua một triều đại của Việt Nam sai sứ sang Trung Quốc, thể hiện sự thần phục đối với thiên triều của một phiên bang thời xa xưa”.

Ngày 30-10, trang Việt Tân có bài: “Chuyến đi định mệnh” của tên bồi bút Tân Phong. Có thể nói, trong các trang mạng chống phá Việt Nam thì trang Việt Tân luôn mang một giọng điệu riêng. Đó là sự thô lỗ trong ngôn từ và sự hằn học trong tư tưởng, cảm xúc ở hầu hết bài viết trên trang này. Với “chất” riêng đó, bài viết của Tân Phong có đoạn: “Từ trước tới nay, Hà Nội theo đuổi chính sách “đu dây” hay còn được ví von là chính sách ngoại giao cây tre, không phải chỉ giữa Trung Quốc và Mỹ. Cộng sản Việt Nam “đu dây” với tất cả các thế lực chính trị, kinh tế, quân sự quốc tế để lợi dụng tối đa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ”…

Đừng mắc bẫy của những kẻ “bài Hoa”

Còn trang RFA thì tung ra thuyết âm mưu rằng, “Việt Nam sẽ nhân nhượng trong các vấn đề biển đảo” hay “Trung Quốc đang đối địch với phương Tây thì Việt Nam có thể sẽ chọn phe”… Và còn nhiều trang mạng, bài viết xuyên tạc, kích động tư tưởng “bài Hoa” nhân sự kiện này.

Thế giới đang bước vào một thời kỳ mà không một quốc gia nào đủ khả năng chi phối tất cả các nước khác. Nhưng dù muốn, dù không thì cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, Mỹ hay Trung Quốc đều là những cường quốc với tầm ảnh hưởng lớn đối với đại cục.

Dù là nước nhỏ nhưng với vị trí địa chính trị quan trọng cùng sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, Việt Nam đang trở thành quốc gia quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, mỗi động thái ngoại giao của Việt Nam đều thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào khủng hoảng địa chính trị, các cường quốc phân cực mạnh mẽ. Khi các cường quốc gia tăng sức ép để lôi kéo đồng minh, những quốc gia nhỏ hơn phải chịu rất nhiều áp lực về việc chọn phe. Chỉ những quốc gia với tiềm lực nhất định, khéo léo và bản lĩnh mới có thể cân bằng tình thế để đảm bảo lợi ích cho quốc gia, dân tộc.

Trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc, hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới xét theo tiêu chí quốc gia. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2021 đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm trước. Cho dù 2 bên vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa đồng thuận, chủ yếu là vấn đề trên biển, song không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng to lớn của 2 quốc gia đối với nhau trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như trong các vấn đề quân sự, ngoại giao quốc tế. Trong bối cảnh đó, quan hệ tốt đẹp giữa 2 đảng là yếu tố quan trọng để giúp 2 quốc gia xử lý những vấn đề còn chưa đồng thuận một cách mềm dẻo, hòa bình.

Việt Nam – một đất nước phải kinh qua nhiều cuộc chiến tranh, người dân đã phải đổ nhiều máu xương để gìn giữ hòa bình, độc lập thì không một ai có thể quên đi quá khứ đau thương, càng không bao giờ được lơ là, mất cảnh giác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần một môi trường hòa bình, ổn định để dựng xây đất nước. Giành được “độc lập, tự do” rồi, nhưng người dân Việt Nam cần được sống “ấm no, hạnh phúc” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Và chúng ta chỉ có thể thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” trong điều kiện hòa bình, hợp tác để phát triển.

Kiểu thông tin theo thuyết âm mưu của các trang tin và tổ chức chống cộng nêu trên là muốn kích động sự hiềm khích dân tộc, nhằm làm rối ren tình hình chính trị và đẩy Việt Nam vào tình thế khó khăn. Đây chính là mưu đồ, tư tưởng “bài Hoa” mà những kẻ cố tình chống Đảng, Nhà nước Việt Nam mang dã tâm và đã thực hiện trong nhiều năm qua. Bởi thế, mỗi người cần tỉnh táo để nhận rõ âm mưu thâm độc, dã tâm phá hoại quan hệ quốc tế, ngăn cản sự phát triển của đất nước ta.

Thảo Linh

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG