Friday, October 11, 2024

Ác ý từ cuộc diễn tập chống bạo động

Nhiều tuần nay, công an TP.HCM các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an tổ chức huấn luyện để phục vụ công tác diễn tập đảm bảo an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn theo kế hoạch năm 2022. Nhưng đã xuất hiện ác ý từ các cuộc diễn tập này…

Công an, cảnh sát là lực lượng cơ yếu của bất kỳ quốc gia nào để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự xã hội, cứu hộ cứu nạn, bảo vệ an toàn cho đời sống vật chất và cả tinh thần của người dân. Khái niệm an ninh trật tự nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng với thực tiễn đời sống phức tạp, nhiều diễn biến khó lường thì mọi tình huống đều có thể xảy ra. Trộm cắp vặt, cướp của giết người, tụ tập phá hoại, gây rối… có sự tham gia của một, hai, mười hay thậm chí hàng trăm đối tượng là điều không hiếm, và công an cảnh sát là những người phải luôn luôn sẵn sàng đứng ra xử trí trong mọi hoàn cảnh.

Ác ý từ cuộc diễn tập chống bạo độngLực lượng cảnh sát cơ động diễn tập chống bạo động

Để có thể luôn sẵn sàng thì đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng, diễn tập trước để thành thục các kỹ năng, kịch bản. Một trong các hoạt động được chú trọng nhất là diễn tập quy mô lớn để phòng chống các bạo động, tụ tập, gây rối vốn gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng với xã hội. Đơn cử như uộc biểu tình áo gile vàng tại Pháp năm 2019 đã đã khiến hàng trăm ngôi nhà bị đốt phá, hàng chục ô tô bị đập tan, Khải hoàn môn và các thắng cảnh chìm ngập trong khói lửa. Cuộc biểu tình “Black Lives Matter” tại Mỹ năm 2020 khiến hàng nghìn ngôi nhà bị đập phá, hàng chục tượng đài bị bôi bẩn, xô đổ và khiến cuộc sống người dân khốn đốn.

Những vụ việc như vậy không hiếm, và đòi hỏi lực lượng cảnh sát ở mọi quốc gia đều phải diễn tập để kịp thời xử lý, giảm thiểu thiệt hại trong những tình huống như vậy. Năm 2021, để bảo vệ lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden, vệ binh quốc gia Mỹ đã được huy động rầm rộ. Đây là lực lượng được biên chế ở mỗi bang tại Mỹ và phải diễn tập mỗi tháng một lần vào ngày cuối tuần và tham dự huấn luyện 2 tuần hằng năm. Pháp cũng có lực lượng Cảnh sát chống bạo động quốc gia (CRS) tức là sinh ra để chuyên làm nhiệm vụ chống bạo động, và họ cũng phải được tập luyện thường xuyên. Theo thống kê thì riêng ở Pháp trung bình có 10 cuộc tuần hành chính trị mỗi ngày, điều đó tạo ra khoảng 3.600 sự kiện yêu cầu kiểm soát đám đông mỗi năm.

Ác ý từ cuộc diễn tập chống bạo độngThủy quân lục chiến Hoa Kỳ diễn tập chống bạo loạn

Việt Nam, tuy cũng đã từng xảy ra các cuộc tụ tập đập phá lớn, ví dụ năm 2016 từng có vụ biểu tình biến thành đập phá tại công ty Formosa Hà Tĩnh gây nhiều thiệt hại, nhưng thường được quốc tế đánh giá là quốc gia yên bình. Điều này chắc chắn là nhờ lực lượng công an, cảnh sát đã làm việc hết sức hiệu quả, nhưng cũng chính vì vậy mà các hoạt động có vẻ “rầm rộ” như diễn tập của công an thường khiến một số người dân tò mò. Lợi dụng tâm lý này, một số đối tượng xấu tìm cách xuyên tạc với lời lẽ hết sức khó nghe, họ gọi đó là “diễn tập đánh dân”, “sợ biểu tình”, “có biến”.

Rất có thể, khi gặp sự cố xảy ra trong cuộc sống thì chính những người này là những người gọi công an “to mồm” nhất, và nếu công an không đến kịp thì họ sẽ buông lời trách móc, mỉa mai. Công an cảnh sát là một nghề nguy hiểm, đòi hỏi sự dũng cảm và họ cần phải được diễn tập để sẵn sàng cho những tình huống rủi ro nhất. Khi có nguy hiểm, người dân chạy ra còn công an cảnh sát phải lao vào. Chỉ cách đây mấy tháng, ba chiến sỹ cảnh sát phòng cháy đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu người ở một quán karaoke tại Hà Nội khiến bao người xót xa. Chỉ có những kẻ ác ý, thiển cận mới có thể nói rằng những người như vậy diễn tập để “đánh dân”.

An Diễm

Nguồn: Cánh cò

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG