Gần đến ngày bầu cử Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, một số tổ chức, cá nhân đã lên tiếng tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo… nhằm ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ mới này. Đây là lần thứ 2 Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Những nỗ lực của Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Trên trang RFA của tổ chức phản động quốc tế có tên Đài châu Á tự do có hẳn một chiến dịch truyền thông với nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và sau đó được nhiều trang mạng đăng tải lại. RFA đã tổng hợp lại rằng: “Ba tổ chức nhân quyền công bố một báo cáo chung kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp quốc (LHQ) không bầu Việt Nam và bốn quốc gia độc tài khác vào Hội đồng Nhân quyền”. Xin trích một đoạn:
“Ba tổ chức Quan sát Liên Hiệp quốc (UN Watch), Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) và Trung tâm Raoul Wallenberg về Quyền con người (Raoul Wallenberg Center for Human Rights) khẳng định, Việt Nam không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình cũng như những lá phiếu của họ trong các nghị quyết liên quan đến nhân quyền”.
Không cần nói hẳn bạn đọc cũng biết 3 tổ chức này là cánh tay nối dài của một số quốc gia thù địch với Việt Nam lập ra và chống lưng. Hoạt động chủ yếu của các tổ chức này theo một số nhà phân tích chính trị phương Tây là “khủng bố chính trị, tinh thần và văn hóa” nhằm hướng lái và nô dịch các quốc gia khác đi theo quỹ đạo của họ. Cùng với các tổ chức này còn có một vài cá nhân khác như Nguyễn Văn Đài ở Đức đại diện cho tổ chức phản động “Hội anh em dân chủ”, hay Phil Robertson đại diện cho Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức phản động quốc tế Theo dõi Nhân quyền. Cả 2 đối tượng này đều có quá khứ là tội phạm và có thâm niên hoạt động chống phá Việt Nam trong một thời gian dài.
Theo báo cáo của ba tổ chức này, Bộ luật Hình sự của Việt Nam nghiêm cấm phát ngôn chỉ trích chính phủ và nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Chính phủ có hoạt động bắt bớ và đàn áp các nhà báo và blogger độc lập. Thậm chí, báo cáo này còn lớn tiếng khẳng định Chính phủ Việt Nam tiến hành giám sát trực tuyến công dân của mình. Quân đội có một đơn vị đặc biệt gồm 10.000 lính không gian mạng (Lực lượng 47) nhằm thúc đẩy đường lối của đảng và tấn công những người bất đồng chính kiến trên mạng.
Ông Phil Robertson từ Bangkok có nhận xét cực kỳ côn đồ rằng: trong mọi khía cạnh của hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, nó thể hiện rõ ràng rằng đây là “một chính phủ sẽ có vấn đề lớn nếu nó được bầu vào Hội đồng.” Ông khẳng định: “Trong vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã thúc đẩy các nỗ lực nhằm giam cầm hầu hết người bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến trong cả nước…
Với bản chất bỉ ổi đó, các tổ chức và cá nhân nói trên không có bất cứ tư cách nào để phán xét về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Bản thân những quy chụp tồi tệ của họ đối với người Việt Nam đã là vi phạm nghiêm trọng về quyền con người.
Nói về việc bảo đảm quyền con người, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực, từ quyền về dân sự, chính trị đến quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương…
Trên thực tế, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật, trong đó có những bộ luật liên quan đến đảm bảo quyền con người, như Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng… Tất cả các luật nói trên đều đảm bảo hợp hiến và tuân thủ nguyên tắc Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở khía canh khác, bằng việc tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng luật pháp, nhân dân đã thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình; và các văn bản pháp luật quan trọng đều thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Đặc biệt, trong nội dung sửa đổi và trong những bộ luật mới đã thể hiện quan điểm mới của Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người. Chẳng hạn, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 không chỉ đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo, mà còn bảo đảm quyền cho tất cả người có đạo, cho dù họ là công dân Việt Nam hay người nước ngoài, cho dù họ là người tự do hay đang thi hành án. Mục 5 Điều 5 quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng…bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Điều 8, quy định: “Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, v.v.
Tương tự như thế, Luật An ninh mạng đã xác định nguyên tắc sau “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng” (Điều 4). Với tinh thần đó, thời gian qua, không có ai bị cấm cản khi bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, nhưng một cá nhân nào đó sẽ bị xử lý nếu như lợi dụng không gian mạng để vi phạm pháp luật.
Nhân quyền của người dân Việt Nam cũng được thể hiện rõ ở quyền bầu cử và ứng cử. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đã cho thấy điều này. Theo số liệu thống kê được công bố chính thức, cả nước có 67.485.482 cử tri, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu Đại biểu trúng cử thể hiện quyền lựa chọn đại biểu của nhân dân, kết quả cụ thể như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); Đại biểu nữ: 133 người (đạt 26,80%); Đại biểu là người ngoài Đảng: 21 người (đạt 4,20%); Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 71 người (đạt 14,30%). Mặc dù cơ cấu này chưa đạt yêu cầu của Hội đồng bầu cử đề ra, nhưng so với các cuộc bầu cử trước đây đã có những tiến bộ.
Quyền tham gia quản lý Nhà nước của người dân được thể hiện ở tiếng nói của những đại biểu đại diện của mình tại Quốc hội. Những ai theo dõi thông tin trên mạng đều thấy rõ, các kỳ họp Quốc hội trong những nhiệm kỳ gần đây đều được truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi; những phiên họp chất vấn được nhân dân đặc biệt quan tâm; những vấn đề nóng như về sách giáo khoa, về các chốt thu phí BOT,… đã được nêu ra và trao đổi thẳng tại hội trường giữa đại biểu với các lãnh đạo bộ liên quan.
Về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do sử dụng internet, mạng xã hội của người dân đã được bảo đảm không chỉ về tư tưởng, chính trị, mà cả về cơ sở kỹ thuật (do Nhà nước đầu tư). Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng, nên việc kết nối dịch vụ này được tiến hành khá sớm. Năm 1997, Việt Nam kết nối với xa lộ thông tin của thế giới, đặt nền móng cho internet Việt Nam. Từ đây, người Việt Nam đã có thể tiếp cận với các nguồn thông tin dựa trên internet, mạng xã hội. Báo cáo của tổ chức nghiên cứu về internet – WAS (We Are Social – một công ty có trụ sở ở Anh) cho thất Việt Nam hiện nay với dân số xấp xỉ 93.6 triệu người, tính đến tháng 01-2017 có tới 50.050 triệu người dùng internet, chiếm 53% dân số, và có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số. Với tỷ lệ này, Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á về sử dụng internet, mạng xã hội.
Nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Nhà nước đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, nâng cao hiệu quả tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Trên lĩnh vực bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, kết quả nổi bật trong năm 2018 là, tăng trưởng GDP đạt 6,98%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); bình quân tăng trưởng 3 năm 2016 – 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 6,5 – 7%); dự trữ ngoại hối nhà nước đạt trên 60 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng (đầu năm 2018) đạt trên 352 tỷ USD, cả năm ước đạt 475 tỷ USD, tăng 11,7%; trong đó, xuất khẩu 238 tỷ USD, tăng 11,2% (mục tiêu 7 – 8%). Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thực hiện chủ trương giảm phiền hà cho người dân, các cơ quan chức năng đã cắt giảm (ước tính) 50% thủ tục hành chính; trong đó, cắt giảm, đơn giản hóa 61% thủ tục, điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Cả năm có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, theo Nghị quyết của Quốc hội, Nhà nước đã huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động giảm nghèo, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp điều kiện khó khăn. Theo đó, tốc độ giảm nghèo năm 2018 khá nhanh so với thời kỳ trước; tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2018 còn 5,2 – 5,7%, giảm 1 – 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cả nước ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%). Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, trong đó thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15 đến 20%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 7,69% năm 2017. 38% số người dân tộc ít người dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn (mức chung cả nước là 28%). Có thể nói hiếm có một quốc gia nào lại có nhiều chính sách xã hội như Nhà nước ta. Chẳng hạn như sự hỗ trợ về tài chính cho người nghèo, hộ nghèo thông qua “Ngân hàng chính sách xã hội”; hoặc chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn (theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg)…
Trên lĩnh vực giáo dục, cho đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học. Bình đẳng giới là một trong những chỉ số về quyền con người quan trọng. Cho đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016 – 2021), tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội đạt 26,71%, cao hơn mức trung bình thế giới là 22,3%; phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt hơn 27,8%. Trên lĩnh vực văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về công nhận các danh hiệu văn hóa. Cho đến năm 2018, Việt Nam có thêm 11 di tích và 29 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xếp hạng.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế về quyền con người, Nhà nước ta đã thể hiện nhất quán là một thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng Quốc tế, trong đó có Hội đồng nhân quyền. Việt Nam từng được bầu là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (Nhiệm kỳ 2014-2016).
Đáng tiếc trong thời gian qua, trên internet, mạng xã hội đã có những tiếng nói không công bằng và nhận thức sai lầm về quyền con người ở Việt Nam. Chẳng hạn, họ cho rằng những blogger lợi dụng internet, mạng xã hội, tán phát thông tin xuyên tạc, chính sách, pháp luật Việt Nam, hoặc họ cho rằng bị các cơ quan chức năng xử lý, bắt, đưa ra xét xử tại tòa là “vi phạm quyền con người”. Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người là một lĩnh vực pháp luật, trong đó quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ và phải chịu những hạn chế nhất định. Trong tính hiện thực của nó, quyền con người là một quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia; việc bảo đảm quyền con người phải gắn liền với bảo đảm quyền của cộng đồng, của xã hội và của Nhà nước.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá…” (Điều 1). Quy định này có nghĩa, các Nhà nước có quyền đưa ra các quy định pháp luật dựa trên truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa hoặc chế độ chính trị, trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí, Công ước trên quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin,…; Việc thực hiện những quyền này… kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, để: “Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội” ( Điều 19).
Như vậy có thể nói, thành tựu nhân quyền Việt Nam là to lớn, vững chắc, không có tổ chức hay cá nhân nào có thể phủ nhận được.
[email protected]
Nguồn: Tre làng
Nguồn: