Friday, November 22, 2024

Cảnh giác chiêu trò lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá

Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Cảnh giác chiêu trò lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá

Ảnh: Internet

Đảng ta luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng, giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta không chỉ hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà còn phát huy các giá trị truyền thống quý báu của từng dân tộc, của mỗi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Đó là cơ sở để thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, là động lực mạnh mẽ của tiến trình phát triển đất nước hiện nay.

Trong lịch sử nước ta đã từng diễn ra sự phát triển không đồng đều giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số ở miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Điều đó được thể hiện ở thể chế chính trị và cấu trúc xã hội, trình độ kỹ thuật và điều kiện phát triển kinh tế. Lý do chính để người Kinh có điều kiện phát triển hơn các tộc người khác là bởi họ là cư dân đầu tiên tụ cư ổn định và lâu đời trên một địa bàn có nhiều thuận lợi để giao lưu và phát triển. Vấn đề tộc người đa số thường phát triển hơn các dân tộc thiểu số ở trong mỗi nước cũng là hiện tượng phổ biến đã và đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia đa tộc người trên thế giới, được coi như là một quy luật khách quan chứ không riêng ở Việt Nam; và đó cũng không phải là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hay của tộc người đa số. Do vậy, việc ảnh hưởng của văn hóa và phát triển không đồng đều giữa các dân tộc có quan hệ với nhau, nhất là giữa dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số là đương nhiên.

Kể từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay, sự phát triển của các dân tộc ở Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Riêng với các dân tộc thiểu số ở những vùng đặc biệt khó khăn, đã và đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, thông qua các chương trình, dự án phát triển như Chương trình 135, Chương trình 134, Dự án 327, Dự án 661,… Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ nghèo đói của các dân tộc thiểu số vẫn còn cao, khoảng cách nghèo đói giữa dân tộc thiểu số và người Kinh ngày một gia tăng.

Một thực trạng khác cũng đang hiện hữu ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là tại vùng cao, đó là người Kinh ở đây làm giàu rất nhanh, trong khi sự phát triển của nhiều dân tộc thiểu số lại chậm, thậm chí trì trệ, khiến nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số khó thoát khỏi vòng đói nghèo, thậm chí khi gia đình gặp sự cố còn phải bán cả đất đai, nhà cửa và tài sản có giá trị khác để giải quyết, một số phải đi làm thuê để kiếm sống, nhất là làm thuê cho người Kinh. Thực tế cũng cho thấy, hiện nay hầu hết mạng lưới thương nghiệp lớn và chính thức ở khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số chủ yếu là do hệ thống thương mại nhà nước kiểm soát hay tư thương người Kinh thực hiện.

Song trớ trêu thay, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ hoặc phủ nhận, bóp méo chính sách dân tộc của Đảng, mà chúng lợi dụng vào những thực trạng, khó khăn còn tồn đọng để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta.

Chúng suy diễn rằng, người Kinh chính là dân tộc được hưởng lợi, hoặc hưởng lợi nhiều hơn các dân tộc khác trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Đây là luận điểm khá nguy hiểm, bị các lực lượng thù địch lợi dụng để đưa ra luận điệu vu cáo “người Kinh bóc lột các dân tộc thiểu số”, xuyên tạc bản chất tốt đẹp trong chính sách phát triển và những thành quả mà đất nước ta đạt được trong thời kỳ đổi mới và kích động về “quyền được phát triển” của các dân tộc thiểu số.

Chúng luôn có âm mưu, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của ta, làm suy giảm sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với nhiều Thủ đoạn thâm độc, sử dụng bọn tay sai phản động đội lốt chức sắc tôn giáo để hoạt động chính trị phản động. Mua chuộc, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo thực hiện các hoạt động phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, vu cáo ta đàn áp dân tộc thiểu số,…

Nhưng chúng ta có thể nói, cho đến nay, hệ thống chính sách dân tộc được ban hành khá đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; phát triển giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Các chương trình đã đem lại những hiệu quả tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta. Từ năm 2003 đến năm 2020, Nhà nước đã tập trung bố trí đầu tư, hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng kinh phí: giai đoạn 2003 – 2008 là khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 – 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 998.000 tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư đó được tập trung vào xây dựng hàng vạn công trình kết cấu hạ tầng (đường giao thông, công trình thủy lợi, hệ thống điện, công trình nước sạch, trường học, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm cụm xã…); hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội cho dân tộc thiểu số rất ít người; hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất… cho hàng trăm nghìn hộ đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhờ vậy, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, phong phú và đa dạng hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt so với trước thời kỳ đổi mới, trên tất cả các phương diện: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, nghe, nhìn.

Đảng và Nhà nước luôn bảo đảm các tộc người được bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi quan điểm, hành vi kỳ thị dân tộc, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách kiến tạo cơ hội, phát huy thế mạnh tiềm năng sẵn có và huy động sức mạnh nội lực của các tộc người, các tôn giáo nhằm phát triển tổng thể, toàn diện cho các tộc người, trong đó đặc biệt quan tâm đến các tộc người ở vùng biên giới, hải đảo, những vùng có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp cần có thêm sự hỗ trợ phù hợp để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thành công hơn trong quá trình đổi mới và hội nhập cùng đất nước./.

THANH TÙNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG