Monday, October 7, 2024

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?

Ngày 25/9, siêu bão Noru đã chuyển hướng, đột ngột mạnh lên vào ngày 25/9 và đổ bộ vào vùng đông bắc Philippines, gây ra ngập lụt ở các khu vực phía bắc thủ đô Manila. Mặc dù suy yếu khi càn quét qua Philippines, nhưng Noru lại đột ngột thay đổi sức gió với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền Việt Nam.

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Đường đi của siêu bão Noru

Đến hiện tại, Noru trở thành một trong những cơn bão có tốc độ gió tăng nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Trái Đất hiện đại. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ (JTWC), khi ở ngoài khơi Thái Bình Dương, sức gió cực đại của Noru tăng từ 80 km/h (cấp 9) vào ngày 24/9 lên 249 km/h (cấp 19) chỉ trong 24 giờ sau đó.

Sức gió của bão Noru chạm mốc cấp 5, cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson. Các nhà khí tượng học chỉ ghi nhận một số ít cơn bão mạnh lên rất nhanh như Noru, theo NASA.

Yale Climate Connections cho biết mức tăng 169 km/h trong vòng 24 giờ của Noru xếp thứ 5 trong bảng kỷ lục toàn cầu. Xếp trên Noru là bão Patricia vào năm 2015 (193 km/h), Hagibis năm 2019 (193 km/h), Ambali năm 2017 (193 km/h) và Ernie năm 2017 (185 km/h).

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Hình ảnh vệ tinh của siêu bão Noru

Yale Climate Connections là chương trình của Trung tâm Truyền thông Môi trường Yale (YCEC), do tiến sĩ Anthony Leiserowitz thuộc Viện Môi trường, Đại học Yale, điều hành.

Theo đó, điều đáng chú ý là tất cả các cơn bão nhiệt đới này đã xảy ra trong bảy năm qua. Các đại dương ấm hơn do biến đổi khí hậu làm tăng đáng kể tỷ lệ xảy ra những cơn bão mạnh bất ngờ.

Trên hình ảnh vệ tinh, mắt bão Noru rất rõ và sắc nét, hoàn lưu hẹp với mây bão xoắn mạnh. Đây là cấu trúc điển hình của những cơn siêu bão.

Ngay trước khi đi vào đất liền Philippines, Noru được ghi nhận là một cơn bão cấp 4 với sức gió 209 km/h, giảm khoảng 32 km/h so với 6 giờ trước đó. Tâm bão đi qua phía nam đảo Luzon, cách thành phố Manila khoảng 50 km.

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Siêu bão Noru đã nhấn chìm nhiều nơi ở Philipppines.

Theo cơ sở dữ liệu về các cơn bão từ JTWC, chỉ có 6 cơn bão lớn (XSX trở lên) đã đi qua khu vực bán kính 80 km của Manila. Bão Noru tiến vào Biển Đông sau khi càn quét đảo Luzon trong 8 giờ đồng hồ.

Khoảng 20 cơn bão tàn phá Philippines mỗi năm. Quốc đảo này cũng nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi xảy ra nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất. Điều này khiến Philippines trở thành quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất thế giới.

So với những cơn siêu bão khác đi qua Philippines, Noru để lại ít thiệt hại hơn. Nhưng tất cả mới chỉ là bắt đầu.

Noru là cơn bão cấp 5 thứ hai được ghi nhận trong năm 2022. Theo xếp hạng của JTWC, năm 2022 đang có ít bão cấp 5 hơn so với trung bình từ năm 1990 đến 2021 (5,3 cơn bão cấp 5 mỗi năm).

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Lũ lụt tại San Ildefonso, tỉnh Bulacan, Philippines do bão Noru, ngày 26/9/2022. Ảnh: Reuters.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra không chỉ khiến những cơn bão trở nên mạnh hơn, mà còn khiến những cơn bão mạnh nhanh chóng như Noru trở nên phổ biến hơn. Nhiều cơn bão phát triển từ bão nhiệt đới lên cấp 3 trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã được các đại dương hấp thụ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, kể từ năm 1901, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng trung bình 0,08 độ C trong mỗi thập kỷ.

Điều này rất quan trọng vì các cơn bão có được sức mạnh từ đại dương. Nước càng ấm, bão càng nhận được nhiều năng lượng. Nhiệt độ bề mặt nước biển cao hơn cho phép các cơn bão đạt mức gió tối đa lớn hơn, theo New York Times.

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Nhiều nơi bị nhấn chìm sau cơn thịnh nộ của bão Noru ở Philippines.

Một phân tích hình ảnh vệ tinh năm 2020 cho thấy khả năng một cơn bão trở thành cấp 3 hoặc cao hơn, với sức gió duy trì trên 177 km/h, đã tăng khoảng 8% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bão là gió đứt chiều dọc. Gió đứt là sự thay đổi tốc độ hoặc hướng của gió trong một khoảng cách ngắn trong khí quyển. Đối với các cơn bão nhiệt đới, gió đứt chiều dọc rất quan trọng vì các cơn bão chiếm không gian dọc từ mực nước biển đến tầng đối lưu.

Cấu trúc của bão sẽ bị nghiêng khi gặp gió đứt chiều dọc mạnh, làm gián đoạn và phá vỡ dòng chảy nhiệt độ và độ ẩm. Gió đứt đưa không khí khô và lạnh vào tâm bão, khiến bão hoạt động kém hiệu quả và suy yếu.

Vì sao Noru vẫn là siêu bão mạnh nhất 20 năm sau khi đã quét qua Philippines?Cách đó vài ngày, bão Nanmadol được đánh giá là “cực kỳ nguy hiểm” đã vào Nhật

Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Nature Scientific Reports, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ ấm lên đang làm gió đứt suy yếu, cho phép các cơn bão mạnh lên nhanh hơn.

Sự gia tăng số lượng cơn bão mạnh lên nhanh chóng và không thể đoán trước đặt ra nhiều rào cản đối với các nhà dự báo thời tiết. Những đánh giá về cơn bão có ảnh hưởng lớn đến sự chuẩn bị của cộng đồng.

Khoảng thời gian đưa ra quyết định sẽ bị rút ngắn lại. Việc ban hành lệnh sơ tán quá sớm có thể khiến tình trạng tranh giành nơi sơ tán hoặc thực phẩm xảy ra một cách không cần thiết. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây nguy hiểm và tốn kém hơn so với việc giữ nguyên vị trí.

Tuy nhiên, thông báo quá muộn hoặc không có thời gian thông báo cũng gây ra thảm họa tồi tệ không kém.

“Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của một nhà dự báo”, Kerry A. Emanuel, nhà khí tượng học và chuyên gia về bão tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết.

Bảo Trâm (Theo New York Times)

Nguồn: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG