Friday, November 22, 2024

Cảnh giác chiêu bài lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá Việt Nam

Thời gian gần đây RFI, RFA thường xuyên đăng tải các bài viết tung hô, cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân sự”, chúng đẩy mạnh các hoạt động cổ xúy cho “xã hội dân sự” với mưu đồ chống phá Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập…

Cảnh giác chiêu bài lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá Việt Nam

Ảnh: Internet

Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị chống đối đang bép méo, biến tướng vấn đề “xã hội dân sự”, coi việc hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” là bước đầu tập hợp lực lượng, các phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, sản sinh ra các lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản ngay trong lòng đất nước.

Hình thức của cái gọi là “xã hội dân sự” là chúng bày tỏ chính kiến không giới hạn, thành lập các “nhóm, hội” do cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước thành lập, điều hành, tham gia vào đời sống xã hội nhưng tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, thu hút các tầng lớp, thành phần xã hội tham gia, như: “Hội anh em dân chủ”, “Hội nhà báo độc lập”, “Tổ chức xã hội dân sự”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Phong trào con đường Việt Nam”, Viet Liberty” (Việt Nam tự do), “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”…. Các thế lực thù địch còn móc nối, câu kết với nhiều tổ chức quốc tế thường xuyên có các hoạt động chống phá Việt Nam như RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xá quốc tế)… Dưới vỏ bọc “xã hội dân sự”, các thế lực thù địch tìm cách tập hợp lực lượng, tạo dựng các lực lượng chống đối trong lòng đất nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tiến tới các cuộc bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Chúng rêu rao, cổ xúy cho tính ưu việt của “xã hội dân sự” để hướng lái người dân, hạ thấp vai trò của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; kích động sự hoài nghi, thiếu niềm tin vào Đảng trong một bộ phận quần chúng nhân dân; đòi thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với hoạt động của các tổ chức “xã hội dân chủ”. Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do đóng góp ý kiến, chúng thúc đẩy tư tưởng “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, hướng lái người dân chống đối, phản kháng với chính quyền…

Khái niệm “xã hội dân sự” có nguồn gốc từ phương Tây. Nó có xu hướng đối lập với nhà nước, trở thành một phần tất yếu của xã hội tư bản nhưng không phải tất yếu với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam. Ở Việt Nam, các tổ chức có tính chất xã hội dân sự đang tồn tại dưới nhiều hình thức như các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị, các tổ chức theo dòng tộc, sở thích… Các tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng và chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, có những vai trò nhất định cho xã hội và cộng đồng. Trên thực tế xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã và đang không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tài Việt Nam có những đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội và tôn trọng pháp luật Việt Nam.

Điều đó không đồng nghĩa với nước ta phải có các tổ chức “xã hội dân sự” đối lập với nhà nước. Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân. Nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Những nội dung này đã được ghi trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta. Điều này đã tạo nên sự đồng thuận xã hội, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thật phi lý khi cổ vũ cho việc tạo ra sự đối lập giữa các tổ chức xã hội do nhân dân lập ra với Nhà nước cũng do nhân dân lập ra để thay mặt cho nhân dân quản lý, điều hành đất nước và phục vụ chính nhân dân.

Những người cổ xúy cho “xã hội dân sự” ngụy biện rằng “xã hội dân sự” có tính độc lập với nhà nước, không mang bản chất giai cấp. Nhưng thực tế cho thấy đều mang tính chính trị, tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tiễn sự tan dã của Liên Xô những năm 80 của thế kỷ XX đã chứng minh cho điều này. Sự hình thành và phát triển của “xã hội dân sự” luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng đẫn đến chia rẽ, xung đột, mất ổn định chính trị xã hội của đất nước. Mọi hoạt động núp bóng “xã hội dân sự” để sản sinh ra các hội nhóm chống đối Đảng, Nhà nước đều là vi phạm pháp luật, cần được loại bỏ.

HIỀN TRỊNH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG