Liên minh châu Âu (EU) từng được một số học giả mô tả như một “siêu cường mới nổi” do ảnh hưởng toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu, đại dịch, an ninh năng lượng và lạm phát đã làm dấy lên không ít suy đoán rằng EU sẽ phải đối mặt với một tương lai tàn khốc.
Suy thoái mạnh mẽ đang diễn ra tại châu Âu
Hầu hết các nhà kinh tế ngày càng thấy rõ rằng EU sẽ phải đối mặt với một mùa đông vô cùng tàn khốc và lạnh lẽo khi mức độ lạm phát đang ngày gia tăng trên hầu hết các khu vực. Một cuộc khủng hoảng năng lượng được thúc đẩy bởi xung đột Nga – Ukraine, đã đẩy các hóa đơn hộ gia đình và doanh nghiệp lao đao và mọi thứ dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều vào cuối năm nay.
“Một cuộc suy thoái đang đến”, trang The Economist đã đưa nhận định trong một bài báo vào tuần trước khi nói về thực trạng của EU hiện tại.
Các quốc gia Đông Nam Á – hầu hết coi EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của họ – đang vô cùng “rối trí” với suy nghĩ đây là thách thức hay cơ hội khi EU lâm nguy.
EU và ASEAN là hai khối có mối quan hệ kinh tế mật thiết.
Theo Tamara Henderson, nhà kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cho biết suy thoái của EU sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến xuất khẩu hàng hóa, du lịch và đầu tư của Đông Nam Á.
Từ lâu, EU là đối tác thương mại lớn của ASEAN. Năm 2021, các nước ASEAN đã xuất khẩu hàng hóa trị giá khoảng 136 tỷ Euro sang EU, tăng từ 120 tỷ Euro so với 2020. Theo số liệu thống kê của ASEAN, các quốc gia EU chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư vào trong khu vực vào 2021.
Đầu tháng 3, Maybank của Malaysia đã cảnh báo trong một báo cáo rằng sự lan tỏa của xung đột tại Ukraine dẫn đến suy thoái toàn châu Âu sẽ gây ra “thiệt hại về tài sản thế chấp đối với ASEAN.”
Cũng chính vì thế mà IMF đã phải giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 từ 3,6% xuống 3,2% và 2,9% cho năm 2023. Vào tháng 7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo của mình đối với khu vực Châu Á đang phát triển, bao gồm phần lớn Đông Nam Á, giảm so với 5,2% đến 4,6% vào năm 2022 và từ 5,3% đến 5,2% vào năm 2023.
Miguel Chanco, trưởng nhóm kinh tế châu Á mới nổi tại Pantheon Macroeconomics
Mặc dù biết rằng ASEAN sẽ gặp không ít khó khăn nếu EU suy thoái, nhưng Miguel Chanco, nhà kinh tế châu Á tại hãng tư vấn kinh tế Pantheon Macroeconomics (Anh), lại cho rằng: “Suy thoái ở EU chắc chắn sẽ gây hại cho xuất khẩu của ASEAN sang khối này nhưng có khả năng không ảnh hưởng đáng kể về tăng trưởng xuất khẩu nói chung”.
Các nhà phân tích nói với Đài DW của Đức rằng suy thoái ở EU sẽ không khiến các nền kinh tế Đông Nam Á gặp khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ làm suy yếu các ngành công nghiệp chủ chốt, nhất là khi ASEAN đang tăng trưởng sau đại dịch.
Tình hình sẽ tệ hơn nếu kinh tế Mỹ cũng suy thoái vào cuối năm nay và kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy yếu, đặc biệt nếu chính sách Zero Covid vẫn được áp dụng.
Ông Filippo Bortoletti – giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam của Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates –
Trong khi đó, ASEAN không phụ thuộc vào nhập khẩu từ lục địa già, vốn chỉ nhập lượng hàng hóa trị giá 80 tỉ Euro cho toàn khu vực ASEAN vào năm ngoái, chưa bằng 1/5 nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Filippo Bortoletti – Giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam của Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates – lưu ý rằng suy thoái kinh tế của EU thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp từ khối này cân nhắc đầu tư và chuyển đến Đông Nam Á.
“Các thương hiệu châu Âu có thể tìm thấy cuộc sống và cơ hội phát triển mới bằng cách đầu tư vào một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Và Việt Nam cùng một số quốc gia Đông Nam Á khác có thể hưởng lợi từ sự suy thoái ‘khốc liệt’ này”, ông Filippo Bortoletti cho biết.
Tuệ Ngô
Nguồn: Cánh cò