Friday, October 4, 2024

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: ‘Làm giấy cho người chép thơ’

Cũng như nhiều nước Đông Á chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nước ta cũng tiếp thu được công nghệ làm giấy mà Trung Hoa là nước được đánh giá là đi đầu thế giới. Đồng thời, dân ta cũng phát huy được các yếu tố bản địa để tạo ra giấy có những nét riêng trên từng vùng miền.

Nhiều sách báo đưa ra thông tin rằng từ năm 284 trước Công nguyên, thương nhân La Mã đã mua của ta ba vạn tờ “giấy mật hương” để dâng cho Tần Vũ Đế của Trung Hoa, nhưng không thấy đưa ra nguồn tài liệu?!

Nhưng điều chắc chắn rằng, với loại vật liệu dùng để viết chữ hoặc vẽ hình vốn rất cần thiết cho các quốc gia có văn hiến, thì ngoài các loại giấy nhập từ các xứ có nền văn minh và kỹ nghệ cao hơn, ở nước ta cũng xuất hiện những trung tâm (làng nghề) sản xuất nhiều loại giấy phục vụ những nhu cầu khác nhau của xã hội. Cho đến khi người Pháp sang, họ cũng quan tâm đến các loại giấy bản địa vì những đặc tính rất phù hợp với tập quán, môi trường khí hậu trong việc bảo quản các loại văn bản (chép hoặc in chữ viết, hình ảnh) có khả năng lưu giữ lâu dài, vượt qua được những yếu tố nóng ẩm, mối mọt…

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Lán trại của các hộ sản xuất giấy trong làng

Nhiều loại giấy gắn với các địa danh, nguồn vật liệu sản xuất khác nhau được ghi nhận như ở vùng Phú Thọ có loại giấy được sản xuất tại làng Phi Đình, Thanh Ba làm từ cây “giương”, cây “dó”; rồi làng Dương Ổ, Phong Khê, Bắc Ninh có tới 3.000 người làm nghề sản xuất giấy; làng Mai Chử (Mơ) ở Đông Sơn, Thanh Hóa; một số làng (Lộc Tụy, Đại Phú) tỉnh Quảng Bình; làng Từ Vân ở Sơn Tây… Đó là chưa nói đến những cộng đồng thiểu số cũng có những cách làm giấy riêng của mình.

Nhưng cũng dễ hiểu là vùng đất quanh Thăng Long, trung tâm văn hóa và kinh đô chính trị của quốc gia ngót ngàn năm, cũng là nơi có nhu cầu sử dụng loại sản phẩm này nhiều nhất và chất lượng nhất. Đây cũng là nơi có những trung tâm sản xuất giấy phục vụ cho triều đình, nhà nho và học trò… như các loại giấy cao cấp để viết sắc phong, các văn kiện của nhà nước, các trước tác của danh sĩ hoặc giấy vở học trò, đồ mã, bồi bìa… rất phong phú. Hồ Tây, với một trữ lượng nước rất lớn và rất cần trong quy trình sản xuất các loại giấy, đã trở thành tụ điểm cho các làng nghề hình thành và duy trì sản xuất bền vững, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như Yên Thái (làm giấy bản, giấy lĩnh), Hồ Khẩu (giấy moi), Đông Xã (giấy quỳ), Nghĩa Đô (giấy làm sắc phong) và lan ra ngoài Kẻ Bưởi như Yên Hà (giấy thô phất quạt), Xuân Đỉnh (làm liềm xeo giấy), Cổ Nhuế (đan đồ tre phục vụ nghề giấy) và đặc biệt là làng Bái Ân chuyên làm giấy để triều đình sắc phong, loại giấy đẹp và cực kỳ bền…

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Nguyên liệu (dó, hoặc các loại thảo mộc) được rửa sạch trong ao làng

Thời thực dân Pháp đô hộ, công nghệ in ấn kéo theo việc nhập khẩu số lượng lớn các loại giấy của chính quốc và phương Tây, cùng với nền học bằng chữ Nho ngày một suy giảm, cũng chưa bóp chết ngay được các làng sản xuất giấy, nhất là vùng quanh Hà Nội. Đồng thời người Pháp cũng đã chú ý đến những chất lượng đặc thù của các loại giấy bản địa, như đã nói… Vào những năm 1940, do hoàn cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ II, nguồn giấy từ chính quốc và thị trường phương Tây bị tắc nghẽn, người Pháp càng chú ý đến các loại giấy bản địa để thay thế. Một nghiệp đoàn ở Đà Lạt được cơ quan lưu trữ và thư viện Đông Dương khuyến khích đã tổ chức một “Tuần lễ giấy” nhằm khảo sát, tôn vinh và tìm cách khích lệ các loại giấy bản địa, vừa để khắc phục nạn thiếu giấy ngày càng trầm trọng, vừa phát hiện ra những tiềm năng sản suất được các loại giấy bản địa chất lượng cao.

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Được ủ vào các lò vôi cho vữa

Người Pháp đã nói đến loại giấy được gắn với thương kiệu “hoàng gia” (Impérial Annam) “có thể tranh đua với các loại giấy đẹp nhất của Nhật và châu Âu”. Đây cũng là cơ hội để các nhà khảo cứu, trong đó có các nhà công nghệ về giấy khảo sát kỹ hơn về công nghệ sản xuất giấy bản địa của Việt Nam, đặc biệt là các loại giấy quanh vùng Hồ Tây, mà các làng nghề này được gọi chung là “làng giấy” (Village de Papier).

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Được đem giã nhuyễn

Thời kỳ nhiếp ảnh và bưu ảnh phát triển mạnh mẽ (thập niên 1920), rất nhiều nhà nhiếp ảnh và công ty phát hành bưu ảnh, cũng như một số tổ chức (cả Phủ Toàn quyền, Trường Viễn Đông Bác cổ…) đã chụp và quảng bá hình ảnh của các làng nghề giấy. Có tới hàng trăm bức ảnh chụp rất chi tiết cảnh quan và các công đoạn sản xuất giấy, cho ta thấy được bề dày truyền thống, cũng như thấy cả cách làm còn hơi lạc hậu và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nặng nề…

Ngay từ những năm 1940, người Pháp đã tính đến việc “hợp tác hóa” các làng nghề này để cải thiện môi trường sản xuất và đầu tư thêm công nghệ, nhằm khai thác nguốn giấy bản địa chất lượng cao, có giá trị thị trường. Nhưng chủ trương này chưa triển khai được thì chế độ cai trị của Pháp cũng đã chấm dứt… Ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo, việc không quan tâm đầu tư tiếp, việc phụ thuộc vào công nghệ và sử dụng các loại giấy nhập từ nước ngoài đã dần bóp chết các làng nghề ấy.

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Với những cái cối đá và sức trai tráng

Phải chăng, giờ đây đã đến lúc chúng ta nên chắt lọc những đặc thù ưu việt của các loại giấy này để sản xuất với một công nghề hiện đại và thân thiện với môi trường hơn? Vì chúng ta đã có được những loại giấy đặc sắc, chất lượng cao, với truyền thống dài lâu, chẳng lẽ không đáng gìn giữ?

“Người ta bán vạn buôn ngàn/ Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi/ Dám xin ai đó chớ cười/ Vì em làm giấy cho người chép thơ” – ca dao.

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Người lớn giã, trẻ em phụ, làm quen với công việc sau này

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Nguyên liệu được giã nhuyễn, ngâm nước lấy bột bỏ bã

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Bằng sự khéo léo xeo thành các tấm giấy mỏng trên tấm mành tre

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Các loại máy ép bằng các vật liệu tự nhiên

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Sản phẩm được gấp thành từng thếp giấy đem tiêu thụ

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Các bè xuôi từ vùng nguyên liệu Phú Thọ, Yên Bái về Hà Nội

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Cổng làng nhìn ra đường cái

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Cổng các thôn bên trong làng

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Chợ làng cũng là nơi trao đổi mua bán vật liệu và sản phẩm

Mọt sách, mọt sử, mọt phim: 'Làm giấy cho người chép thơ'Điểm giao lưu hàng hóa trong làng

QXN (TTVH)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG