Mới đây, trang Bloomberg vừa đưa ra nhận định về mối nguy cơ về an ninh lương thực ở Nhật Bản khi ngày càng có nhiều cánh đồng lúa bị bỏ hoang, phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu.
Những cánh đồng lúa khô hạn và bỏ hoang dấy lên nỗi lo về an ninh lương thực cho Nhật Bản
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động này chính vì động thái bắn của Nhật về vấn đề Ukraine thời gian qua. Thay vì giải quyết vấn đề lương thực trong nước, Nhật Bản lại tăng cường chi tiêu quốc phòng do lo ngại Nga. Giờ đây, với căng thẳng gia tăng trên eo biển Đài Loan, các lời kêu gọi đang gia tăng nhằm giải quyết một mối đe dọa an ninh quan trọng hơn: Những cánh đồng lúa bị thu hẹp.
Ngoài ra, mối đe doạ an ninh quốc gia này còn đến từ nhiều nguyên nhân khác. Theo Bloomberg, tác động của giá ngũ cốc toàn cầu cao hơn, tình trạng thiếu phân bón và lạm phát nhiên liệu và giá cả đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Nhật Bản trong những tháng gần đây.
Trong nhiều thập kỷ, người tiêu dùng Nhật Bản đã ăn ít gạo và cá hơn để chuyển sang ăn nhiều bánh mì, thịt và dầu ăn, khiến tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm dựa trên calo của nước này giảm xuống 37% vào năm 2020 từ 73% vào năm 1965 – mức thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Ông Toshiyuki Ito, Phó Đô đốc đã nghỉ hưu của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cho biết, việc chính phủ bỏ ruộng lúa và đất nông nghiệp khác đang khiến đất nước dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
Những cánh đồng lúa biểu tượng của Nhật Bản giờ đang dần thất truyền
Theo Nobuhiro Suzuki, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Tokyo, để đảm bảo an ninh quốc gia của đất nước, Nhật Bản cần tăng lượng gạo và lúa mì trồng trong nước. Ông nói: “Về mặt an ninh quốc gia, lương thực nên đi trước vũ khí. Nếu bạn không có thức ăn, bạn không thể chiến đấu”.
Việc gia tăng phụ thuộc vào nhập khẩu khiến cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Hiroshi Moriyama lo ngại. Vào tháng 6, ông dẫn đầu một nhóm các nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã đệ trình báo cáo lên Thủ tướng Fumio Kishida, kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn về an ninh lương thực.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan?”. Đó là một câu hỏi mang tính cảnh báo về an ninh lương thực của ông Kazuhito Yamashita, một cựu quan chức Bộ Nông nghiệp, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu Canon.
“Nếu Nhật Bản tham gia, các tuyến đường biển của chính nước này sẽ bị phá hủy. Nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ, Australia và EU sẽ ngừng lại. Toàn bộ Nhật Bản sẽ mất khả năng tiếp cận vật chất (đối với hàng nhập khẩu) và nó sẽ dẫn đến nạn đói”, ông Kazuhito Yamashita nhấn mạnh.
Việc tiêu thụ lương thực truyền thống của Nhật suy giảm trong nhiều năm qua
Các quan chức chính phủ và ngành nông nghiệp trong nhiều năm đã cố gắng khuyến khích người tiêu dùng ăn nhiều gạo hơn. Gần như tất cả các loại gạo được ăn ở Nhật Bản – chủ yếu là loại hạt trong suốt, hạt ngắn gọi là Japonica – được trồng trong nước.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thành công nào: một người Nhật trung bình hiện ăn 53 kg gạo mỗi năm, ít hơn một nửa so với những gì đã ăn vào giữa những năm 1960.
Nhiều người lao động trẻ tuổi cũng nói rằng nấu cơm Nhật Bản đúng cách, bao gồm việc ngâm các loại ngũ cốc trước đó đến một giờ, quá tốn thời gian. Ngày nay, mọi người có xu hướng bắt đầu ngày mới với bánh mì nướng và sữa chua hơn là với cơm, súp miso và cá nướng, theo thống kê từ Bloomberg.
Dân số Nhật Bản đang ngày càng bị già hoá
Cùng với sản lượng lúa gạo là mặt hàng nông sản truyền thống, sản lượng lúa mì của Nhật cũng suy giảm do truyền thống canh tác kép. Nghĩa là người nông dân trồng lúa mì, thu hoạch rồi xả lũ cánh đồng để trồng tiếp gạo trong năm đó. Nhưng với dân số già hóa nhanh, thiếu lực lượng lao động cùng với xu thế bỏ làng quê lên thành phố của giới trẻ đã khiến người nông dân không có thời gian trồng vụ kép như vậy nữa. Thậm chí, nhiều cánh đồng còn bị bỏ trống nhiều tháng do canh tác không có lợi nhuận.
Việc canh tác hiện ngày một khó khăn vì chi phí nuôi trồng tăng lên nhưng giá nông sản lại sụt giảm trước sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu cũng như thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng.
Lo ngại trước nguy cơ mất an ninh lương thực, Chính phủ Nhật Bản đang trong quá trình thiết lập ngân sách riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực như một phần chi tiêu của năm tới. Nhưng nỗ lực này đang vấp phải những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan.
Tuệ Ngô (Theo Bloomberg)
Nguồn: Cánh cò