Sunday, October 13, 2024

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

Đó chính là tiếng kêu cứu của người dân thuộc  vườn địa đàng Iraq, khi lương thực cộng với tình trạng khô hạn đáng báo động trong các đầm lầy nơi đây. Đặc biệt, mực nước những ngày qua đã rơi xuống mức thấp nhất, đe dọa cuộc sống của người dân và đa dạng sinh thái khu vực.

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

Vùng đầm lầy từng lớn bằng Xứ Wales – nơi được gọi là “Vườn địa đàng” trong Kinh thánh – đã bị hủy hoại bởi ba năm hạn hán với lượng mưa thấp, và lượng nước chảy dọc theo các nhánh sông bắt nguồn từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Iran suy giảm.

Thảm thực vật rộng lớn, từng xanh tốt một thời ở các đầm lầy Huwaizah, nằm giữa biên giới với Iran, đã bị “nướng khô” và trở nên úa vàng dưới nắng nóng. Khu vực đẹp nhất ở miền Nam Iraq, được gọi là “Al-Chibayish Marshes”, cũng chịu chung số phận.

Vùng đầm lầy miền Nam Iraq từng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2016, nhờ sự đa dạng sinh học và lịch sử lâu đời.

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

“Các đầm lầy là kế sinh nhai của chúng tôi. Chúng tôi thường đánh cá ở đây, trong khi bầy gia súc có thể ăn cỏ và uống nước”, ông Gassed, 35 tuổi, ở một ngôi làng gần Huwaizah, cho biết.

Nhưng giờ đây, khu vực này chỉ còn những lòng suối khô cạn, trơ đáy. Lượng nước trong hồ Um al-Naaj cũng giảm dần, biến nơi đây thành vũng nước bùn đục ngầu giữa mặt đất khô cằn, nứt nẻ.

“Chúng tôi đã biểu tình phản đối hơn hai năm và không ai lắng nghe. Chúng tôi không biết phải đi đâu. Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”, ông Gassed, một người dân tại vườn địa đàng nói.

Nép mình giữa hai con sông Tigris và Euphrates, vùng đầm lầy Mesopotamia từng là quê hương của hàng triệu loài chim và cả lực lượng chống đối nhà độc tài Saddam Hussein.

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

Vào năm 1991, ông Hussein đã ra lệnh rút cạn vùng đất như một hình phạt đối với những người bản địa vì đã chứa chấp quân nổi dậy, và để săn lùng nhóm này dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khu vực này sau đó đã dần hồi sinh nhờ những cơn mưa quý giá.

Nhưng từ tháng 8/2020 đến nay, 46% vùng đầm lầy ở miền Nam Iraq, bao gồm cả Huwaizah và Chibayish, đang ngày càng khô cạn, theo tổ chức PAX của Hà Lan. 41% diện tích đầm lầy khác cũng bị giảm mực nước và độ ẩm, theo dữ liệu vệ tinh.

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Iraq cảnh báo các đầm lầy là “một trong những khu vực nghèo nhất ở Iraq và bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu”.

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

Đa dạng sinh học cũng có nguy cơ bị đe dọa. Theo UNESCO, vùng đầm lầy là nơi sinh sống của “nhiều quần thể loài bị đe dọa” và là điểm dừng chân quan trọng của khoảng 200 loài chim di trú.

Về phía Iran, quần đảo Huwaizah, được gọi là Hoor al-Azim, cũng đang phải trải qua tình cảnh tương tự. Ông Hatem Hamid, người đứng đầu trung tâm quản lý nước của chính phủ Iraq, cũng nói rằng “về phía Iran, con sông chính cung cấp nước cho đầm lầy Huwaizah đã bị cắt hoàn toàn trong hơn một năm”.

“Cuộc sống của chúng tôi thế là hết”

Bảo Trâm (Theo CNN, AFP)

Nguồn: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG