Friday, November 22, 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Phi và những bí mật phía sau

Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Châu Phi vào tháng 12 tới tại Mỹ. Được biết, mục đích của hội nghị là để thảo luận về những thách thức cấp bách đến từ việc khủng hoảng an ninh lương thực đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Phi và những bí mật phía sau
Tổng thống Joe Biden trong một lần đến thăm Châu Phi

Theo dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Châu Phi sẽ diễn ra từ ngày 13 – 15/12/2022. Khoảng 50 nhà lãnh đạo Châu Phi cùng Tổng thống Biden dự kiến sẽ tham gia hội nghị. Trong một tuyên bố gần đây, Tổng thống Joe Biden nêu rõ: “Hội nghị thượng đỉnh này sẽ thể hiện cam kết lâu dài của Mỹ đối với Châu Phi, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ- Châu Phi và tăng cường hợp tác về các ưu tiên chung toàn cầu”.

Nhiều chuyên gia nhận định, kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Châu Phi được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang bị tụt hậu so với Trung Quốc tại lục địa đen. Vì vậy, chiến lược mới của Mỹ sẽ tập trung vào ba ưu tiên: Thúc đẩy thương mại Mỹ trên khắp lục địa, tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố và bảo đảm các khoản viện trợ của Mỹ được sử dụng hiệu quả nhất.

Theo đó, Mỹ sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo Châu Phi lựa chọn dự án đầu tư nước ngoài chất lượng cao, minh bạch, toàn diện và bền vững, trong đó có các dự án từ Mỹ. Trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ sẽ hỗ trợ chính phủ các nước Châu Phi củng cố năng lực của các lực lượng và cơ quan an ninh, nhằm giúp các quốc gia này có thể tự mình chiến đấu với những phần tử cực đoan. Tuy nhiên, Mỹ sẽ thôi ủng hộ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại lục địa đen, vì cho rằng hoạt động này không hiệu quả.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Phi và những bí mật phía sau
Có nhiều binh sĩ Mỹ hiện diện tại châu Phi hỗ trợ công tác chống khủng bố. Ảnh: DW

Cũng theo giới phân tích, Hội nghị lần này một lần nữa thể hiện quyết tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm “trở lại Châu Phi”.

Trên thực tế, Châu Phi là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, tài nguyên khai khoáng và là thị trường nhiều tiềm năng. Điều này cho thấy Mỹ không thể phớt lờ Châu Phi. Hơn nữa, mục tiêu của chính quyền Tổng thống Biden là sẽ thúc đẩy những nỗ lực mới nhằm mở rộng quan hệ kinh doanh giữa các công ty Mỹ và các đối tác ở Châu Phi.

Theo các chuyên gia, Mỹ sẽ tập trung vào năng lượng sạch, y tế, kinh doanh nông nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông. Từ đó giúp Mỹ có thể trở thành đối tác của Châu Phi, mà trước hết là xem xét cách thức nâng tầm quan hệ Mỹ- Châu Phi thông qua các chính sách có thể mang lại lợi ích hơn cho người dân của cả Châu Phi và Mỹ. Hội nghị lần này chính là “lời giải” giúp Mỹ bảo vệ các lợi ích quốc gia trên.

Trước đó, Mỹ cũng đã từng bước điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Châu Phi nhằm tái định hình quan hệ giữa Mỹ với các nước “lục địa đen”, trong bối cảnh ngày càng có nhiều cường quốc “để mắt” tới khu vực giàu tiềm năng chưa được khai thác này. Đơn cử như vụ việc Mỹ tổ chức hội nghị doanh nghiệp Mỹ – Châu Phi vào tháng 7 vừa qua, khôi phục sáng kiến “châu Phi thịnh vượng”. Qua đó coi sáng kiến trên như là “trung tâm cam kết kinh tế và thương mại của Mỹ với Châu Phi”.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Phi và những bí mật phía sau
Những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang xích gần hơn với Châu Phi

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp các châu lục, đương nhiên Châu Phi cũng không thể nằm ngoài tầm ngắm. Hàng loạt công trình đường sắt, cơ sở hạ tầng đã được Trung Quốc tài trợ xây dựng tại đây nhằm lấy sức ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã tiếp cận với các quốc gia chậm phát triển hoặc giàu tài nguyên, cảm hóa các nhà lãnh đạo của những nước này chấp nhận sự “đầu tư” của Trung Quốc để phát triển kinh tế. Từ kinh tế, Trung Quốc đã ràng buộc nhà lãnh đạo các nước châu Phi ủng hộ Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, tạo lợi thế và ảnh hưởng lớn của Trung Quốc ở lục địa này, cạnh tranh với Mỹ và các nước phương Tây.

Vì thế, việc Mỹ tìm cách cân bằng ảnh hưởng, lôi kéo đồng minh tại vùng đất “màu mỡ” này cũng vô cùng dễ hiểu bởi Mỹ nhận thức rõ Trung Quốc là mối đe dọa trật tự thế giới và an ninh toàn cầu.

Lan Hoa

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG