Bất cứ ai đã học môn Ngữ văn ở bậc học THCS đều biết rằng khi làm một bài văn phân tích, nghị luận văn học thì đều phải đề cập và phân tích xuất sứ của tác giả, tác phẩm, tức là phải nêu rõ và phân tích về xuất sứ của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để người đọc có thể nắm bắt một cách chính xác về tư tưởng của tác giả thể hiện qua tác phẩm.
Hiện nay dư luận mạng xã hội có một số ý kiến cho rằng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào thời điểm sáng tác ca khúc “Gia tài của mẹ” (1965) là một con người mang tư tưởng trung lập, yêu hòa bình, không theo bên nào (Cộng hòa hay Cộng sản), vì vậy có thể thông cảm cho nhạc sĩ và không nên quá xét nét.
Do vậy, để phân tích về xuất sứ của tác giả và tác phẩm, tôi xin chỉ rõ như sau:
Nếu xét theo tư tưởng được cho là trung lập chính trị và chỉ yêu chuộng hòa bình của tác giả thì những người cộng sản và những đồng bào ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, họ không yêu chuộng hòa bình hay sao? Và cái thứ gọi là “Việt Nam Cộng hòa” không phải là bộ máy tay sai cho quân xâm lược hay sao?
Đây chính là thứ tư tưởng ủy mị, yếm thế nhu nhược như muốn lẩn trốn cuộc đời, thế sự của tác giả đã được thể hiện rõ trong phần lớn các tác phẩm tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và đây cũng chính là nguồn tư tưởng, là âm hưởng chủ đạo của dòng nhạc mang tên “Nhạc vàng”, “Nhạc tiền chiến” hay ngày nay người ta gọi với một cái tên mĩ miều là dòng nhạc Bolero.
Cũng chính bởi thứ tư tưởng ủy mị, yếm thế, nhu nhược này nên ca khúc “Gia tài của mẹ” đã phạm phải những sai lầm mà tôi sẽ chỉ rõ dưới đây trong phần phân tích tác phẩm.
Tác giả nói: “20 năm nội chiến từng ngày”, điều này đã chứng tỏ tác giả không có hiểu biết gì về lịch sử.
Trong lịch sử Việt Nam chỉ có 2 giai đoạn có thể xem là nội chiến đó là giai đoạn loạn 12 sứ quân kéo dài từ năm 944 sau khi Ngô Quyền mất cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh năm 968. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh để thống nhất giang sơn xã tắc về một mối. Giai đoạn mà tác giả gọi là 20 nội chiến (1945 – 1965) đó là giai đoạn mà 2 thế lực ngoại xâm (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) đã dựng nên một bộ máy tay sai để phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng (chiến lược dùng người Việt đánh người Việt). Trong giai đoạn này (1945 – 1965), bọn ngụy quyền tay sai không hiểu gì về cái gọi là “chế độ Cộng hòa”, “nền Cộng hòa” và chúng không có thực quyền để mà tranh chấp giống như sự tranh chấp giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Mọi quyền hành thực tế nằm trong tay thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Chính vì sự hiểu biết sai lầm này về lịch sử mà tác giả đã nói sai như thế và đây cũng là tư tưởng sai lầm xuyên suốt tác phẩm để rồi khi đọc tác phẩm, khi nghe ca khúc, người đọc, người nghe chỉ thấy một sự ủy mị, yếm thế, nhu nhược. Tác phẩm này khi đặt trong bối cảnh lịch sử lúc ra đời nó sẽ không giúp cho bè lũ tay sai hồi đầu thị ngạn bởi nó chỉ là tiếng nỉ non than vãn, khóc lóc ỉ ôi, ai oán. Bởi vậy nó có ít giá trị nếu không muốn nói là không có giá trị giáo dục. Một người mẹ khi nhìn thấy đứa con đi vào con đường sai lầm mà chỉ biết nỉ non, than vãn, khóc lóc ỉ ôi, ai oán thì chẳng giải quyết được gì, chẳng thể giúp đứa con hư hỏng đó quay đầu về với thiện lương, chính nghĩa. Cũng giống như việc làm lễ cầu siêu cho các vong linh mà người thân cứ khóc lóc ỉ ôi thì vong linh cũng không thể siêu thoát, trái lại có thể còn có tác dụng ngược.
Trên đây là tôi đã cố gắng tư duy theo hướng tích cực để đứng về phía tác giả theo hướng cảm thông, chia sẻ, còn nếu nhìn nhận bằng con mắt thực tế khách quan thì chỉ đến khi gần với thời điểm 30/4/1975 thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới giác ngộ tư tưởng và mới có những tác phẩm mang giá trị tư tưởng đúng đắn và có tính giáo dục khoa học, thực tiễn, không còn mang thứ tư tưởng mơ hồ, ủy mị, nhu nhược.
Xét cho cùng giới văn nghệ sĩ phần lớn luôn là như vậy. Họ luôn sống, lao động bằng tình cảm, bằng cảm xúc nhiều hơn bằng lý chí và bản lĩnh. Họ dễ dao động và thay đổi bởi ngoại cảnh. Tâm trạng họ thế nào thì “đứa con tinh thần” của họ sẽ như thế ấy. Xét theo khía cạnh khoa học thì ở họ bán cầu não phải phát triển còn bán cầu não trái kém phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng là một ví dụ điển hình để chứng minh cho thực tế này.
Tóm lại, tác phẩm “Gia tài của mẹ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào thời điểm sáng tác thì nó không có giá trị gì ngoài cái giá trị chỉ đáng vứt đi “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trái lại, nó tồn tại trong bối cảnh lịch sử hiện nay thì nó chính là liều thuốc ngủ mang tính độc dược. Bởi vậy nên kẻ chống cộng cực đoan Khánh Ly mới sử dụng “chui” nó để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Hãy đặt câu hỏi: Tại sao Khánh Ly về nước lại cố tình trình diễn “chui” ca khúc này mà không đăng ký và biết không được phép biểu diễn ca khúc này nhưng tại sao vẫn cố tình?
Hãy đặt sự việc này vào trong bối cảnh bọn sử tặc ở trong nước đang ồ ạt, rầm rộ xét lại lịch sử cách mạng Việt Nam mấy năm qua để chúng ta hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ