Sunday, November 24, 2024

Đi tìm lời giải cho bài hát “gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Bài 1

Liên quan những lùm xùm từ sự cố nữ ca sĩ Khánh Ly hát bài “gia tài của mẹ” có nhiều nội dung không phù hợp với lịch sử của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, không ít người được phen hả hê cho rằng chính quyền cộng sản họ “SỢ” nên đã phải cấm lưu hành hàng nhiều thập kỷ qua.

Đây là quan điểm của những người mang nặng tư tưởng cố hữu, cực đoan. Bởi những người cộng sản, họ không “SỢ” phải nghe bài hát này, vì đã hơn 40 năm thống nhất nước nhà, non sông thu về một mối, vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc cũng không còn là chủ đề tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí. Vì vậy, những nhạc phẩm mà họ xếp vào hạng mục “phản cách mạng” không được lưu hành như bài hát “gia tài của mẹ” là hoàn toàn hợp lý.

Đó là cách để những tổn thưởng của chiến tranh nó qua đi, vì với một bộ phận các binh lính thuộc chế độ Ngụy quyền xưa, nếu được nghe lại những bài hát này, có lẽ sẽ làm họ tổn thương và thậm chí, một cách cực đoan có thể khơi gợi lòng hận thù dân tộc, có thể sẽ làm vết thương đã liền da lại chảy máu. Cho nên, việc cấm phát hành những tác phẩm như trên là hoàn toàn hợp lý, những ai cố tình hát hoặc phát hành những bài hát này đều không có ý đồ tốt đẹp.

Đi tìm lời giải cho bài hát “gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Bài 1

Bên cạnh đó, xung quanh câu chuyện về bài hát “gia tài của mẹ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vì sao ông lại sáng tác bài hát này. Thực ra cũng chẳng khó hiểu, bởi Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, mà một nhạc sĩ thì chưa hẳn quan điểm chính trị lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, khi đó Trịnh Công Sơn còn quá trẻ, những cảm xúc lẫn lộn về chiến tranh Việt Nam, về lịch sử đánh đuổi quân xâm lược của dân tộc đã tạo một xúc cảm đó là lên án chiến tranh và mong muốn sự hòa bình.

Liên quan đến câu chuyện này, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng đã chia sẻ bài viết của “Lưu Trọng Văn” khi hùa theo quan điểm kệch cỡm, lệch lạc, chụp mũ cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước theo lời bài hát “gia tài của mẹ”.

Muốn biết cuộc chiến có phải là nội chiến hay chiến tranh vệ quốc thì trước hết cần phải chiết tự cụm từ “nội chiến”. Nội chiến tức là khi mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà giữa các phe phái trong cùng một nước, các bên tiến hành chiến tranh chống lại nhau.

Chẳng hạn như cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh hay cuộc nội chiến Nam – Bắc Hoa Kỳ là ví dụ điển hình của nội chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta (1954-1975) là cuộc chiến giữa một bên là nhân dân Việt Nam và một bên là đế quốc Mỹ, quân đội chư hầu như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc…và chế độ tay sai, bù nhìn ngụy quyền Sài Gòn.

Do đó, đây không phải là một cuộc nội chiến vì kẻ nắm thực quyền và quyết định mọi việc ở miền Nam, Việt Nam là đế quốc Mỹ, còn chính quyền Sài Gòn chỉ do Mỹ dựng lên, làm tay sai để hợp thức hóa mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Cho nên, cuộc chiến tranh này không thể gọi là “nội chiến” mà là chiến tranh vệ quốc, đánh đuổi đế quốc và bè lũ tay sai. Và sự thực đã chứng minh điều đó, Mỹ mang quân đội trực tiếp xâm lược, từ vũ khí cho đến mọi thứ đều do một tay Mỹ chu cấp, nuôi dưỡng những kẻ tay sai, phản quốc để chống lại đất nước.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG