Monday, October 7, 2024

Tổng thống Putin: Nga sẽ đáp trả nếu NATO tăng cường sức mạnh ở Bắc Âu

Tổng thống Putin cảnh báo Moscow sẽ đáp trả nếu NATO tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự ở Thụy Điển và Phần Lan, trong bối cảnh hai nước Bắc Âu đang tiến gần hơn đến việc gia nhập liên minh quân sự này. 

Nga cảnh báo NATO về việc mở rộng sang Bắc Âu

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ở Moscow ngày 16.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ lợi dụng việc mở rộng NATO theo cách “gây hấn” để làm trầm trọng thêm tình hình an ninh toàn cầu vốn đã khó khăn.

Nhà lãnh đạo cho biết Nga không có vấn đề gì với Phần Lan hay Thụy Điển, vì vậy không có mối đe dọa trực tiếp nào từ việc NATO kết nạp hai nước này.

Tổng thống Putin: Nga sẽ đáp trả nếu NATO tăng cường sức mạnh ở Bắc Âu - ảnh 1
Tổng thống Putin trong hội nghị CSTO hôm 16.5

“Song việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự sang lãnh thổ hai nước này chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng của chúng tôi”, ông Putin nói với lãnh đạo các nước CSTO, bao gồm Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

“Phản ứng đó sẽ là gì – chúng tôi sẽ xem liệu có những mối đe dọa nào đối với chúng tôi”, ông Putin nói. “Các vấn đề đang được tạo ra mà không có lý do gì cả. Chúng tôi sẽ phản ứng tùy theo tình hình”.

Nga trước đó đã đưa ra một số chỉ dấu cụ thể về những gì sẽ làm để đối phó với sự mở rộng của NATO ở Bắc Âu. Một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Putin, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, tháng trước cho biết Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân và tên lửa siêu thanh ở vùng Kaliningrad nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Kaliningrad là lãnh thổ của Nga nhưng nằm lọt giữa hai nước NATO là Ba Lan và Lithuania.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay tuyên bố Nga đang theo dõi sát sao nỗ lực của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO, theo Reuters. Ông Peskov còn nói rằng việc hai nước Bắc Âu xin gia nhập NATO sẽ không thể củng cố cấu trúc an ninh của châu Âu.

Trước đó cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo phương Tây không nên có ảo tưởng rằng Moscow sẽ chỉ chịu đựng với tình trạng NATO mở rộng sang Bắc Âu khi chấp nhận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập, theo Reuters. Ông Ryabkov còn cảnh báo việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO là một sai lầm mà sẽ làm leo thang căng thẳng quân sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng viện dẫn việc NATO mở rộng về phía đông hướng đến biên giới Nga là lý do cho nước này tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, theo Reuters.

Cho đến nay, Nga chưa hé lộ nhiều về cách nước này sẽ ứng phó việc NATO mở rộng sang Bắc Âu, chỉ nói rằng sẽ có “đáp trả liên quan quân sự”.

Binh sĩ thuộc lực lượng ủng hộ Nga trên pháo tự hành ở bên ngoài thành phố Donetsk thuộc miền đông Ukraine.

Sẽ ra sao nếu Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO?

Việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO được cho có thể sẽ dẫn tới những động thái mang tính đáp trả từ Nga, nhưng cũng sẽ tạo mặt trận mới cho liên minh này gây sức ép lên Moscow.

Trong cuộc họp báo cùng Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin ngày 15.5, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố: “Hôm nay, chúng tôi, tổng thống và ủy ban chính sách đối ngoại của chính phủ, cùng nhau quyết định rằng Phần Lan…sẽ nộp đơn xin trở thành thành viên của NATO”. Ông Niinisto nhấn mạnh việc gia nhập NATO sẽ “tối đa hóa” an ninh của Phần Lan, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24.2, theo Đài CNBC.

Ngay sau thông báo trên của Phần Lan, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tuyên bố bà cũng ủng hộ việc nộp đơn xin gia nhập NATO. Tuyên bố này được đưa ra sau khi đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển của bà từ bỏ sự phản đối mang tính lịch sử của đảng này đối với việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển đưa ra điều kiện là NATO không triển khai vũ khí hạt nhân và xây căn cứ thường trực ở Thụy Điển, theo hãng tin TASS.

Tùng Anh 

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG