Friday, March 29, 2024

Ngoại giao của Việt Nam đóng góp bài học gì cho Ukraine?

Trong bài trả lời phỏng vấn về tình hình chiến sự Nga – Ukraine, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề cao giải pháp ngoại giao, đối thoại chân thành. Ông nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp thông qua kinh nghiệm và những thành tựu ngoại giao hiện có dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Một số đối tượng chống phá tỏ ra nghi ngờ nhận định này, tuy nhiên hiệu quả tích cực từ ngoại giao mang lại cho đất nước thời gian qua là không thể phủ nhận.

“Đối ngoại nói chung, ngoại giao đa phương nói riêng cần bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa qua, coi đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng. Kiên định đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư; xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về đối ngoại đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.  Đây là lời phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Thực tế trong năm 2021, Thủ tướng cũng đã có nhiều hoạt động rất tích cực để đưa các chỉ đạo này vào thực tiễn đời sống.

Ngoại giao của Việt Nam đóng góp bài học gì cho Ukraine?
Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong

Có thể nhận ra một số khẩu quyết nổi bật mà Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn nhắc đi nhắc lại trong công tác ngoại giao thời gian qua. Thứ nhất là “đối ngoại cần đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong giai đoạn mới.”. Thứ hai là “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, hiệu quả và cùng phát triển” và thứ ba “lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng”. Thủ tướng cũng luôn nhấn mạnh trong ngoại giao đa phương cần giải quyết các vấn đề trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. “Tinh thần là chúng ta không “chọn bên” mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.

Dấu ấn nổi bật nhất trong năm 2021 của ngành ngoại giao Việt Nam đương nhiên là công tác “ngoại giao vaccine”. Từ một nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, từng bị dự đoán là tới năm 2023 mới tiêm đủ cho người dân thì chỉ trong vài tháng Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 4 nước có tỷ lệ tiêm chủng đứng đầu thế giới. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu thiếu thốn, chiến dịch ngoại giao này thể hiện rõ tính “tiên phong” và “chủ động” gõ cửa mọi nguồn, mọi kênh có thể. Khi nhắc lại sự kiện này, Thủ tướng cũng tâm sự là khi bắt đầu triển khai gặp phải nhiều ý kiến còn nghi ngại, không biết liệu sẽ đi đến đâu. Thế nhưng với tinh thần “lợi ích quốc gia trên hết”, không cần ngại ngần và chúng ta đã thành công.

Một câu chuyện khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là vấn đề giãn cách xã hội. Khi Việt Nam chưa có đủ vaccine, để bảo vệ sức khỏe tính mạng người dân thì Chính phủ buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính đơn thuần để hạn chế nguồn lây, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp thông qua cơ quan đại sứ, các tổ chức, hiệp hội ra sức phản đối và kiến nghị, thậm chí “đe dọa” sẽ rút đi nơi khác. Phản ứng của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chính phủ khi đó thực hiện đúng phương châm “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, hiệu quả và cùng phát triển”. Thủ tướng đã liên tục tổ chức các buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp, đề cập thẳng thắn các khó khăn gặp phải và thẳng thắn đề nghị các doanh nghiệp “lợi ích hài hòa, rủi ro phải cùng chia sẻ”. Kết quả là không những các doanh nghiệp yên tâm hơn mà còn đóng vai trò là cầu nối để các nước viện trợ thêm vaccine cho Việt Nam.

Ngoại giao của Việt Nam đóng góp bài học gì cho Ukraine?
Thủ tướng gặp Tổng thống Pháp trong chuyến công tác dự hội nghị COP26

Năm 2021 cũng là năm mà Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Đối với một nước đang phát triển, điều kiện còn nhiều hạn chế thì đây là một động thái lạ, bởi tham gia và cam kết ứng phó biến đổi khí hậu có nghĩa là chúng ta sẽ phải chấp nhận những giải pháp kinh tế đắt đỏ mà ngay chính những nước giàu có còn phải ngần ngại. Thế nhưng, qua việc tham gia đóng góp tại hội nghị, chúng ta đã tái khẳng định thông điệp mạnh mẽ tới tất cả bạn bè quốc tế về một Việt Nam trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là biến đổi khí hậu, qua đó thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, và Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Sau gần hai năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại và giao lưu quốc tế, nhân dịp tham dự COP26, Thủ tướng Chính phủ và đoàn Việt Nam đã có hơn 20 cuộc gặp, tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước ở tất cả các châu lục, trong đó có các đối tác chiến lược, đối tác lớn và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế, năng lượng mới, môi trường… để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các đối tác, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần tích cực củng cố cục diện đối ngoại vững chắc và thuận lợi để giữ vững hoà bình, ổn định và phát triển đất nước.

Đây cũng là dịp tăng cường thêm sự hợp tác với các nước, các đối tác trong lĩnh vực tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực để hỗ trợ các nỗ lực của ta nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này giúp mang lại những lợi ích lâu dài về kinh tế như: góp phần hoàn thiện thể chế; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; thu hút công nghệ xanh, công nghệ sạch, tài chính xanh; thúc đẩy thực hiện các FTA hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư; liên kết các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; thúc đẩy tạo hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo…Ngoài ra đây còn là cơ hội để triển khai vaccine, y tế và vận động thu hút các nguồn lực góp phần cho chống dịch và phụ hồi kinh tế, xã hội.

Ngoại giao của Việt Nam đóng góp bài học gì cho Ukraine?
Thủ tướng gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris

Ngoài các sự kiện này còn phải nhắc đến các hoạt động tiếp xúc song phương. Trong buổi tiếp đón Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris cuối tháng 8/2021 và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đầu tháng 9/2021m Thủ tướng khẳng định “Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa” trong đó luôn coi trọng quan hệ với Mỹ và cả Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị cả Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác, phát triển về kinh tế, khoa học, giáo dục, công nghệ… đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực như vaccine, y tế.

Đối với vấn đề khó khăn nhất là tình hình Biển Đông thì Thủ tướng nhấn mạnh với phía Mỹ về “nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong hợp tác và xử lý các vấn đề khu vực”. Trong khi đó với Trung Quốc, Thủ tướng cũng thẳng thắn đề nghị “hai bên cần chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tuân thủ nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, nỗ lực xử lý thỏa đáng, kiểm soát tốt bất đồng, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên biển”. Việt Nam không “chọn bên” mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.

Có thể nói, tư tưởng ngoại giao của Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn bám sát đường lối chỉ đạo của Trung ương nhưng vẫn hết sức sáng tạo, linh hoạt và mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận cho đất nước.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG