Saturday, September 14, 2024

Mỹ cũng phải trả giá bởi đòn “trừng phạt”

Tổng thống Joe Biden sau khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đã tuyên bố, “quyết định là nhằm vào Nga, nhưng Mỹ cũng phải trả giá”. Nhiều hãng truyền thông quốc tế cho rằng lệnh cấm này có thể là cách duy nhất đánh thẳng vào “huyết mạch” kinh tế, khiến Nga ngừng hành động quân sự hiện nay.

Tối muộn hôm 8/3 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ra lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, một lệnh trừng phạt được cho là cứng rắn nhất từ trước tới nay nhằm buộc Moscow phải xuống thang trong cuộc xung đột ở Ukraine.

1.jpg -0
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Ảnh: Reuters.

Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Biden nêu rõ: “Mỹ đang nhắm mục tiêu vào huyết mạch chính của nền kinh tế Nga. Chúng tôi cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu khí và năng lượng của Nga”. Theo ông Biden, lệnh cấm nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, thêm rằng Mỹ đã tham vấn với các đồng minh trước khi ban hành lệnh trừng phạt này.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu dài hơn 12 phút, Tổng thống Biden cũng thừa nhận, động thái này sẽ gây nên lạm phát, ảnh hưởng đến người dân Mỹ khi giá nhiên liệu đã và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, nhưng nhấn mạnh “hiện tại không thể làm gì nhiều và Nga buộc phải chịu trách nhiệm”.

Theo Cơ quan Năng lượng Mỹ, năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng dầu và các sản phẩm hóa dầu từ Nga mỗi ngày, chiếm khoảng 8% lượng nhập khẩu của Mỹ. Ngay sau tuyên bố của ông Biden, giá dầu thô WTI của nước này có thời điểm tăng tới 7% lên 128 USD/thùng, nhưng cuối phiên đã trượt về 123,70 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 7,7% lên 132,75 USD, trước khi lùi về 123,21 USD/thùng vào cuối phiên và đóng cửa tăng 4,3%. Với giá khí đốt tự nhiên đã lên tới mức cao nhất từ trước tới nay, chi phí năng lượng tăng cao dự báo sẽ khiến lạm phát ở mức trên 7% ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong những tháng tới và tác động rõ rệt tới sức mua của các hộ gia đình.

Theo quy luật thông thường, giá dầu ở Mỹ tăng thêm 10USD/thùng sẽ làm lạm phát tăng 0,2%. Còn giá dầu theo đồng euro cứ tăng 10% sẽ làm lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu thêm 0,1-0,2%. Kể từ đầu tháng 1 tới nay, giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 80% tính theo đồng euro. Rõ ràng, lệnh cấm nêu trên “chẳng phải của riêng ai” bởi nó gây ra tác động đáng kể, làm chậm đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới.

Theo các chuyên gia, lệnh cấm của Mỹ là một đòn giáng vào địa vị của Nga với tư cách là một trong ba nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Sản lượng của Nga là 10,5 triệu thùng mỗi ngày, tức 11% tổng sản lượng toàn cầu. Theo ước tính của Chính phủ Anh, con số này tương đương với 44% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Nga, chiếm 17% tổng doanh thu thuế của Moscow.

Tuy nhiên, lệnh cấm này chưa chắc đã tác động tiêu cực về mặt kinh tế đối với Nga, trừ phi các đồng minh châu Âu khác cũng theo Mỹ cấm nhập năng lượng hoá dầu từ Nga. Ông Jason McMann, Trưởng bộ phận phân tích rủi ro chính trị thuộc Morning Consult nhận định: “Quyết định của ông Biden về cấm nhập dầu Nga là đáng lưu ý, nhưng nếu châu Âu cũng cấm nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ Nga thì đó mới là một sự trừng phạt thực sự, xét tới việc châu Âu có mức độ phụ thuộc tương đối cao và nguồn cung năng lượng từ Nga”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ra lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga

Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu để sưởi ấm cho các gia đình, sử dụng điện, công nghiệp và khoảng 1/4 lượng dầu của châu Âu. Các quan chức châu Âu đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga nhưng sẽ cần nhiều thời gian để đạt được mục đích này.

Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết, các sản phẩm năng lượng của Nga có chất lượng cao và có tính cạnh tranh. Do đó, Moscow có thể chuyển hướng chúng sau lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ.

“Nga có nơi để chuyển hướng những sản phẩm năng lượng chất lượng cao và có tính cạnh tranh. Đã đến lúc Mỹ nhận ra sự viển vông trong những nỗ lực nhằm áp đặt ý chí của họ và dùng các biện pháp trừng phạt để buộc Nga từ bỏ việc bảo vệ lợi ích quốc gia”, thông cáo của Đại sứ quán Nga tại Mỹ nêu rõ.

Ở một diễn biến có liên quan, Ngân hàng Trung ương Nga ngày 9/3 thông báo, nước này sẽ ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9, trong bối cảnh Moscow đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế lớn từ phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.

Cụ thể, từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, nhưng công dân nước này vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn. Thêm nữa, việc rút tiền mặt từ các tài khoản ngoại khối ở ngân hàng Nga sẽ bị giới hạn ở mức 10.000 USD. Được biết, đồng ruble nội tệ của Nga hôm 7/3 đã giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử sau khi Ngân hàng Trung ương và các thể chế tài chính lớn của nước này đã phải hứng chịu một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây.

Trong khi đó, tiếp bước nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s, chuỗi cửa hàng  afe Starbucks, các tập đoàn nước giải khát Coca-Cola và Pepsi Cola hôm 8/3 đã thông báo quyết định tạm dừng hoạt động tại Nga.

Minh Tú

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG