Friday, March 29, 2024

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?

Như chúng ta đã biết, trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận nền độc lập cho hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine thì Moskva đã từng vạch ra một “lằn ranh đỏ” để cảnh báo Mỹ và phương Tây. Đó là một ranh giới rất rõ ràng để nhấn mạnh yêu cầu của Nga là NATO không được kết nạp thêm bất kỳ nước nào từng thuộc Liên Xô như Ukraine.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Tổng thống Putin từng nhiều lần cảnh báo về “lằn ranh đỏ”.

Nga còn cụ thể hóa yêu cầu của mình bằng việc gửi một bảng đề xuất về thỏa thuận an ninh toàn diện đến Mỹ và NATO. Không chỉ thế, Moskva còn nhấn mạnh thỏa thuận trên phải được đưa ra dưới dạng văn bản và có tính pháp lý cụ thể cho họ. Có thể thấy, Nga đã đặt ra một yêu cầu rất rõ ràng để khiến Mỹ lẫn phương Tây nên cân nhắc trước khi liều mình bước qua.

Nhưng trái ngược với Moskva, Washington không hề đặt ra bất kỳ “lằn ranh đỏ” nào trong các vấn đề Ukraine. Thậm chí, Mỹ còn chẳng bắt kịp Nga, để đối phương làm chủ bàn cờ và cuối cùng là để Nga thành công trong việc công nhận độc lập cho hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine.

“Lằn ranh đỏ” của Mỹ – phương Tây ở đâu?

Liệu sau khi Nga công nhận nền độc lập của hai quốc gia Cộng Hòa tự xưng Donetsk và Luhansk, mọi việc đã xong xuôi? Không, Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa hề muốn dừng lại. Ông Putin nói rằng: “Một khi chúng tôi công nhận các nhà nước. Thì điều đó có nghĩa là chúng tôi đã công nhận tất cả các tài liệu cơ bản của quốc gia họ, trong đó bao gồm cả Hiến pháp, và có nêu rõ đường biên giới”.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Tổng thống Putin ký quyết định công nhận sự độc lập của Donetsk và Lugansk.

Đường biên giới của Donetsk và Luhansk được Nga công nhận chính là phần “lãnh thổ” mà phe ly khai tuyên bố trong “Hiến pháp” của họ từ trước khi Moscow công nhận nền độc lập của 2 khu vực này. Việc này đồng nghĩa là Nga đã công nhận độc lập cho một diện tích rộng gấp 3 lần khu vực phe ly khai thực tế chiếm đóng được. Và vì thế, Moskva sẽ càng có cái cớ để tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Donetsk và Luhansk để tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine.

Rốt cuộc, “lằn ranh đỏ” của Mỹ và phương Tây đang ở đâu, trong khi Nga vẫn dồn dập áp sát Ukraine?

Câu hỏi chưa có lời giải đáp thì Tổng thống Putin đã hành động. Phát biểu trên truyền hình vào khoảng 6h ngày 24/2, ông Putin đã bất ngờ tuyên bố sẽ thực hiện “Chiến dịch phi quân sự hóa Ukraine”.

Ông Putin nhấn mạnh rằng: “Cỗ máy chiến tranh của NATO đang hỗ trợ một chế độ ‘Đức quốc xã mới’ ở Ukraine, họ đang di chuyển và áp sát biên giới Nga. Và vì thế chúng tôi buộc phải hành động vì lợi ích chính đáng của mình.

… Mỹ và NATO đã bơm vũ khí cho Ukraine một cách trơ trẽn trong nhiều năm qua. Và các hệ thống trung tâm kiểm soát vũ khí của quân đội Ukraine đã được tích hợp vào các lực lượng NATO. Điều này có nghĩa là quyền chỉ huy các lực lượng chiến đấu Ukraine, sẽ có thể được thực thi trực tiếp từ trụ sở NATO.”

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Trong nhiều năm qua, Mỹ và NATO đã cung cấp nhiều loại vũ khí cho Ukraine.

Ông Putin cũng nói thêm, trước khi tình hình Ukraine căng thẳng, Nga đã nhiều lần đề xuất các biện pháp an ninh với phương Tây. Trong đó có sáng kiến ký kết Hiệp ước An ninh Châu Âu. Thông điệp chính là mong muốn các quốc gia, hay các tổ chức quốc tế hãy nên cân nhắc, không củng cố an ninh và mở rộng nếu việc đó đe dọa tới các quốc gia khác. Tuy nhiên, mọi đề xuất đều bị Mỹ và NATO phớt lờ.

“Chính Mỹ còn là bên đã phá bỏ Hiệp ước về tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Lầu Năm Góc đã công khai phát triển một loạt vũ khí tấn công mặt đất, bao gồm tên lửa đạn đạo có khả năng tiếp cận mục tiêu cách xa 5.500 km. Nếu Mỹ đem nó tới Ukraine, các vũ khí như vậy sẽ có thể tấn công các mục tiêu trên khắp lãnh thổ châu Âu của Nga. Tên lửa hành trình Tomahawk sẽ mất chưa đến 35 phút để tới thủ đô Moskva, 7 đến 8 phút đối với tên lửa đạn đạo từ khu vực Kharkov và 4 đến 5 phút đối với tên lửa siêu thanh. Đó là con dao đang kề vào sát cổ họng của Nga.”

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ.

Do đó, ông Putin nhấn mạnh mục tiêu của Nga là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Theo ông Putin, tất cả là “vì an ninh của Nga” chứ không phải chiếm đóng.

Và chẳng lâu sau lời phát biểu, hàng loạt cơ sở quân sự của Ukraine, trong đó có sở chỉ huy, trận địa phòng không và sân bay bị tập kích bằng tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao. Nga cho biết họ chỉ tấn công mục tiêu quân sự, không nhằm vào các thành phố và khu vực đông dân cư, và khẳng định thêm rằng mạng lưới phòng không và không quân Ukraine đã bị Nga vô hiệu hóa.

Lý do thực sự của sự né tránh

Đáp lại, Mỹ tiếp tục công kích Nga bằng truyền thông, hay nói thẳng ra là bằng “cặp môi cùng ba tấc lưỡi” cộng thêm các lệnh trừng phạt đơn phương nhắm vào Nga. Việc làm này của Mỹ có nghĩa lý gì khi mà từ nay trở đi, Ukraine đã mất đi hoàn toàn miền đông quốc gia của mình?

Từ việc chỉ leo thang căng thẳng ở biên giới cho đến những tiếng súng nổ trên khắp lãnh thổ Ukraine. Dường như vẫn không có bất kỳ một “lằn ranh đỏ” nào được các nước phương Tây vạch ra. Kể cả Mỹ, siêu cường thế giới cũng không hề đưa ra một “mức giới hạn” nào với Nga.

Tại sao Washington một mực bác bỏ yêu cầu của Moskva nhưng lại không có bất kỳ động thái nào đáp trả, chí ít là một “lằn ranh đỏ” để cảnh báo đối phương nên biết đâu là điểm dừng? Điều đó không mang lại lợi ích gì cho họ, hay là còn một nguyên do nào khác?

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Nhà Trắng chưa bao giờ đưa ra một “lằn ranh đỏ” với Điện Kremlin.

Theo tờ The New York Times, thật ra, các quan chức Mỹ tránh né việc đưa ra một lằn ranh đỏ, một giới hạn cuối cùng về Ukraine với Nga là vì một nguyên nhân: Lo sợ!

Vào những ngày đầu của cuộc căng thẳng Nga – Ukraine, Nhà Trắng đã không muốn đặt ra bất kỳ một lằn ranh đỏ nào với Nga, vì họ cho rằng các hành động của Nga chắc chắn sẽ không vấp phải bất kỳ phản ứng nào từ Mỹ. Thẳng thắn mà nói, Mỹ sẽ không động binh với Nga. Nên do đó, giới chức Washington mới lo sợ uy tín của Mỹ sẽ cắm đầu lao dốc nếu chẳng may các “lằn ranh đỏ” do mình đặt ra bị Nga vượt qua. Còn với Nga, họ luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến để đạt được mục tiêu của mình.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Mỹ sẽ không bao giờ động binh với Nga.

Và vì không có lằn ranh đỏ nên không gì có thể cản bước được Tổng thống Putin. Việc Nga dễ dàng công nhận nền độc lập cho hai quốc gia tự xưng tại miền đông Ukraine chính là nỗi thất bại của Washington. Hai vùng ly khai sẽ là một “vùng đệm” lý tưởng cho Nga thực hiện các động thái răn đe quân sự, nhưng không làm tổn hại đến bản thân nước này nếu như có các cuộc xung đột nổ ra. Không chỉ có thể dùng để triển khai chiến dịch “phi quân sự hóa Ukraine”, mà Donetsk và Luhansk còn là con dao hai lưỡi móc vào họng NATO khiến cho họ vỡ mộng bao vây quân sự với Moskva.

Tuy nhiên, nếu chỉ nói Washington lo sợ mất uy tín thôi thì vẫn chưa đủ để giải thích cho hành động nhượng bộ của Mỹ. Mỹ nhún nhường, nhún nhường đến yếu đuối, đến độ liên tiếp đứng nhìn Nga đạt được mục tiêu của mình ở Ukraine? Nga đã dùng cách nào để lấn lướt được Mỹ chỉ với một chiến dịch kéo dài vỏn vẹn trong vài tháng qua như vậy?

Câu trả lời là nằm ở “con át chủ bài” của Nga

“Con át chủ bài” khiến Mỹ phải hụt hơi trước Nga, chính là chính sách “dân tộc Nga” mạnh mẽ có từ thời các Sa Hoàng kéo dài cho đến tận thời kỳ Liên Bang Xô viết. Chính sách “Nga hóa” đã có từ triều đại Alexander III, nó được tạo ra là nhằm đồng hóa các dân tộc không thuộc Đế quốc Nga nhưng có chung nguồn gốc lịch sử và văn hóa. Đến thời kỳ Liên Xô, nó vẫn được vận dụng, tuy không khắc nghiệt như các Sa hoàng. Theo đó, khi các quốc gia, vùng lãnh thổ gia nhập Liên bang Xô viết, họ đều phải chịu sự ảnh hưởng của dân tộc Nga như văn hóa, chữ viết…

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Sa hoàng Alexander III, người đã thúc đẩy chính sách “Nga hóa”.

Một ví dụ điển hình cho việc này chính là thánh địa Kaliningrad. Vốn là vùng đất của Đức, nhưng từ khi vào tay Liên Xô, Stalin đã không muốn vùng đất này lại thoát ly khỏi Nga. Do đó, nhà lãnh đạo Stalin đã quyết định thực thi nhiều chính sách nhằm sáp nhập vùng đất vào dân tộc Nga. Một trong số đó chính là trục xuất những người Đức và đưa người Nga đến sinh sống. Chính vì người gốc Nga chiếm đa số nên sau khi các nước Baltic tách khỏi Liên Xô, Kaliningrad dù không còn thuộc lãnh thổ Nga nhưng vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Kaliningrad trở thành một “thàhn trì” của Nga ngay trong lòng khối liên minh quân sự phương Tây.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Kaliningrad, “thành trì” của Nga ngay trong lòng khối liên minh quân sự phương Tây.

Chính Ukraine cũng đã từng trải qua điều này. Sau nhiều thế kỷ dưới chế độ Sa hoàng, phần lớn người Ukraine đều biết nói tiếng Nga và người gốc Nga hiện diện trên khắp đất nước này. Và ở miền đông Donbass chính là nơi dân tộc Nga chiếm số lượng đông đảo nhất.

Chính vì Nga sử dụng sức mạnh của “dân tộc” – thứ mà Mỹ không bao giờ có – nên đứng trước một loạt hành động mạnh mẽ của hai vùng ly khai Donetsk là Luhansk, Mỹ chỉ biết đứng trước ống kính và cáo buộc Nga xâm lược Ukraine. Trong khi tại Donbass Ukraine, người dân tại hai vùng Donetsk và Luhansk lại tự nguyện “vai vác súng, tay cầm dao”, sẵn sàng xông pha xả thân và đòi sáp nhập bằng được vào Nga. Chính vì phần lớn ở đây đều là người gốc Nga, nên Donetsk và Luhansk sẵn sàng phản đối bất kỳ ngăn cản họ sáp nhập với Nga. Moskva không cần động binh, thế mà vẫn cứ ung dung mở rộng lãnh thổ về phía đông Ukraine.

Mỹ sẽ làm gì? Chiến tranh với Nga để “cứu rỗi nhân quyền” ở Ukraine? Mỹ không đủ sức để làm điều đó. Quân bài “nhân quyền” của Mỹ mất hẳn tác dụng khi đối mặt với “văn hóa” và “dân tộc”. Cuộc trưng cầu dân ý ở hai vùng ly khai đều đến từ ý nguyện của người dân càng khiến Mỹ không thể dùng “nhân quyền” để cáo buộc hai vùng ly khai là “độc tài” để can thiệp quân sự và cạnh tranh địa chính trị với Nga. Nếu Mỹ muốn thì chỉ có thể lấy lý do là Donetsk và Luhansk đã vi phạm sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Nhưng Mỹ dại gì phải làm thế, vì đó vốn đâu phải là vấn đề của họ. Hơn nữa, chiến tranh với Moskva chẳng có ích lợi gì cho Washington.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Người dân vùng Donbass trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014.

Người Nga, và nhiều quốc gia Đông Á, cả đã sử dụng ý chí của dân tộc để thúc đẩy lợi ích an ninh và lãnh thổ của mình. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Moskva đã rất nhanh tìm cách thiết lập chính sách hai quốc tịch cho cộng đồng người Nga ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, đồng thời “hộ chiếu hóa” cho tất cả người dân sinh sống ở các khu vực xung quanh bên ngoài nước Nga. Từ đó đến nay, số lượng người gốc Nga ngày càng nhiều, “sức mạnh mềm” của Điện Kremlin cũng theo đó mà tăng lên. Cuối cùng là một sự “can thiệp nhân đạo” như chúng ta đã chứng kiến vừa qua, khi ông Putin quyết định đưa quân vào Donetsk và Luhansk để “bảo vệ công dân Nga”. Và kết quả, lãnh thổ của Nga đã không ngừng rộng ra thêm, dù không theo nghĩa đen về các cột mốc biên giới. Quá khứ đã có Nam Ossetia, Abkhazia, Crimea và Transnistria của Moldova và nay là Donetsk và Luhansk.

Chính văn hóa và dân tộc đã giúp Moskva dễ bề mở rộng lãnh thổ mà không gặp phải sự phản kháng nào đến từ người dân. Lòng dân đã theo thì dù cả thế giới phản đối, Nga cũng chẳng lùi bước.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Nga đã tận dụng hiệu quả sức mạnh của dân tộc.

Còn với Mỹ, họ khác với hầu hết quốc gia, Mỹ không hề có được lợi thế về “dân tộc”. Bản chất của Mỹ, đúng như tên gọi của nó, là một Hợp chủng quốc. Nền văn hóa độc nhất vô nhị “Melting pot” của Mỹ được ví như một nồi súp chan hòa, nơi mà tất cả các dân tộc không phân biệt xuất xứ đều sẽ được trộn lẫn để cùng chung một tiếng nói, cùng chung một hệ tư tưởng. Lý thuyết là vậy, nhưng mỗi dân tộc khi đặt chân đến Mỹ lại mang một bản sắc văn hóa khác nhau, thì trộn lẫn kiểu gì? Điều này vô tình khiến cho họ không có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Thậm chí, vấn đề “kỳ thị sắc tộc” còn thường xuyên trở thành vấn nạn tại đây.

Vì sao Mỹ “hụt hơi” trước Nga trong vấn đề Ukraine?
Tranh biếm họa về văn hóa “Melting Pot” của Mỹ.

Do đó, dù hiểu quá rõ giá trị của “dân tộc”, người Mỹ chẳng có cách nào để vận dụng nó. Không thể dùng cái mà mình không có, chỉ đơn giản là vậy. Xã hội của Mỹ vốn chỉ được gắn kết bằng hai chữ “nhân quyền”, dùng “nhân quyền” để làm sợi dây kết nối các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, điều đó chỉ diễn ra trong phạm vi nước Mỹ.

Còn trong một cuộc chiến tranh tư tưởng như giữa Nga và Ukraine, “nhân quyền” chẳng bao giờ mạnh mẽ được như “dân tộc”, trước mắt là Nga và gần nhất là chính là Việt Nam cghúng ta. Sự lùi bước của Mỹ trước Nga những tháng qua, cũng là điều có thể hiểu được.

Huy Hoàng

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG