Sunday, May 19, 2024

Chiêu trò của những giải thưởng nhân quyền

Theo thường lệ, cứ dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, một số tổ chức núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” hải ngoại lại diễn trò đề cử và trao “giải thưởng nhân quyền” cho các cá nhân người Việt Nam.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về giải Martin Ennals năm 2022

Giải thưởng của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”

Giải thưởng “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” của tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” thường được công bố và trao vào dịp cuối năm nhằm cổ súy cho các đối tượng chống đối trong nước, đặc biệt nhằm vào số đã bị bắt giam, khởi tố hoặc đang chấp hành án phạt tù về các tội chống chính quyền nhân dân. “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” của tổ chức này được trao cho 05 người, trong đó có ba mẹ con Cấn Thị Thêu.

Ba mẹ con Cấn Thị Thêu từng được biết đến là những người “hành nghề dân oan” chuyên nghiệp để kiếm sống. Ngày 5/5/2021, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Còn Trịnh Bá Phương bị TAND TP. Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù, về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, theo khoản 2, điều 117 Bộ luật hình sự quản chế 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù ngày 15/12/2021. Ba mẹ con Thêu là những người có tư tưởng tiêu cực thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để làm và tán phát các video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, các ngành; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Người thứ tư là bà Đinh Thị Thu Thủy (1982), được tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” gọi là “nhà hoạt động vì môi trường”. Đây là đối tượng đã bị TAND tỉnh Hậu Giang tuyên án 7 năm tù và 2 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 hồi tháng 1/2021. Người thứ năm được trao “giải thưởng nhân quyền” là Nguyễn Văn Túc (1964), đối tượng đã bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 13 năm tù giam và 5 năm quản chế hồi tháng 4/2018 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đây là thành viên của “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí như trưởng nhóm ở Thái Bình, sau đó làm Phó Ban đại diện, rồi Phó chủ tịch thứ nhất của tổ chức này với “bề dày thành tích” trong tiến hành các hoạt động chống chính quyền nhân dân.

Giải thưởng “Lê Đình Lượng”

Năm 2021, tổ chức khủng bố Việt Tân vừa công bố “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” trao cho linh mục Đặng Hữu Nam, nguyên giáo xứ Phú Yên (Yên Hoà, Quỳnh Lưu) và xã Mỹ Khánh (Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ An). Người mà trong suốt một thời gian dài liên tục kích động giáo dân tham gia các hoạt động biểu tình, tuần hành gây mất ANTT trên địa bàn, ngang nhiên biến nhà thờ trở thành nơi xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu các cấp chính quyền nhằm gieo rắc sự bất an và kích động lòng thù hận trong quần chúng giáo dân.

Trong khi chủ nhân giải thưởng Lê Đình Lượng lại là đối tượng đang chấp hành án phạt tù mà Việt Tân lấy làm tên giải thưởng, trái ngược với “một người yêu nước” như Việt Tân vẫn rêu rao. Đây là đối tượng cộm cán, một cánh tay đắc lực của tổ chức Việt Tân, hoạt động phổ biến ở các địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Quá trình hoạt động, Lê Đình Lượng đã sử dụng những thủ đoạn như thông qua các trang mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của Việt Tân, xuyên tạc về tình hình đất nước, đả kích Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 2018, Lê Đình Lượng bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Giải “Martin Ennals năm 2022”

Ngày 19/1/2022, Phạm Đoan Trang đã được trao “giải Martin Ennals năm 2022”. “Thành tích” của Phạm Đoan Trang được nêu ra để “vinh danh” là “nỗ lực bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam”. Phạm Đoan Trang là đối tượng có tư tưởng, hành vi chống đối quyết liệt. Theo cáo trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể, Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu như: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”… Đây là những tài liệu có nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, Trang xác nhận mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra. Nhiều lần trả lời phỏng vấn đài nước ngoài như BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA), Trang đã có phát ngôn tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh. HĐXX đã tuyên phạt Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 88, BLHS năm 1999.

Bản chất của những giải thưởng nhân quyền

Giải thưởng là thể hiện sự tôn vinh cho tập thể hay cá nhân nào đó có thành tích, cống hiến. Giải thưởng mang tên nhân quyền còn thể hiện giá trị thiêng liêng, cao quý bởi ý nghĩa của cụm từ này. Vậy mà những tổ chức chống phá lại lấy cớ trao thưởng để tập hợp những thành phần là tội phạm chống phá đất nước, chống phá nhân dân, biến hành vi phạm tội của các đối tượng thành những danh xưng mĩ miều “đấu tranh cho tự do dân chủ”, “vì tiến bộ xã hội”, “vì quyền con người”… Rõ ràng, các tổ chức này đã xâm phạm, bôi nhọ, chà đạp lên giá trị quyền con người nhưng lại tự huyễn hoặc bảo vệ quyền con người, vì con người. Đó là sự bịa đặt trắng trợn, bóp méo tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời đánh đồng bản chất sự việc và đi liền với đó là việc cổ suý, tán dương cho hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng. Còn những cá nhân được “vinh danh” trao giải thực chất chỉ là những con rối, quân cờ, ngồi chấp hành án trong trại giam nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn tên để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước.

Kỳ Sơn

 

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG