Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua đời, Bùi Thanh Hiếu ngay lập tức nhanh nhảu bình luận về danh xưng “Thiền sư”, cho rằng ông chọn danh xưng này chỉ vì không thích “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và là người tích cực thúc đẩy hòa bình. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Danh xưng “thiền sư”, hiểu nôm na là “thầy dạy thiền”, có lẽ vì ông chú trọng nhiều hơn đến các phương pháp thực hành chánh niệm. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo John Malkin hơn một thập niên trước, thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích về Phật giáo dấn thân: “Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì đang xảy ra, không chỉ bên trong mà còn xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn”.
Ngày 23/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng dành cho ông những lời trang trọng: “Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, có nhiều đóng góp trong giới thiệu và phát triển Phật giáo, văn hóa Việt Nam trên thế giới. Thiền sư viên tịch là tổn thất của cộng đồng Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng”. Điều này cũng thể hiện Đảng và Nhà nước luôn trân trọng tài năng của thiền sư Thích Nhất Hạnh, và trong lịch sử đã có nhiều lần mời ông về nước để tu hành hoặc tham gia các hoạt động Phật giáo.
Việc ông nhiều lần trở lại Việt Nam tham dự các sự kiện cùng Giáo hội là minh chứng cho thấy thiền sư luôn được trân trọng, trên tinh thần “không định kiến với những người có định kiến”, như lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu trước bà con Việt Kiều tại Vương quốc Bỉ trong chuyến công tác vào tháng 9/2021.
Như vậy, dù có những khúc mắc nhất định nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong việc đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam và giới thiệu cũng như phát triển Phật giáo, văn hóa Việt Nam trên thế giới. Đảng và Nhà nước luôn trân trọng tài năng và ghi nhận đóng góp của thiền sư, luôn tạo điều kiện cho ông về Việt Nam tham gia các sự kiện mỗi khi có thể.
Bình luận của Bùi Thanh Hiếu dường như muốn xuyên tạc rằng một nhà sư lừng danh thế giới như ông Thích Nhất Hạnh chọn danh xưng “thiền sư” vì ghét “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, và điều này chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết, vô văn hóa, không xứng đáng với một vị danh sư như vậy.
An Diễm
Theo: Hội Cờ đỏ