Friday, March 29, 2024

10 sự kiện nổi bật của TP.HCM năm 2021

Năm Tân Sửu đầy biến động đã khép lại với nhiều dấu ấn khó quên. Mời bạn đọc cùng nhìn lại 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM năm 2021 do UBND TP.HCM công bố.

Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên

Có 5/10 sự kiện quan trọng năm 2021 đều liên quan đến dịch Covid-19.

1. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Tháng 5-2021, TP.HCM đã tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026, với tỉ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,60%.

Kết quả, thành phố có 30 đại biểu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và 94 đại biểu trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

2. TP.Thủ Đức – Thành phố đầu tiên của thành phố trực thuộc Trung ương chính thức đi vào hoạt động

Ngày 9-12-2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM. Đây là dấu ấn đặc biệt khi lần đầu tiên thành lập “Thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương” của Việt Nam. Sự hình thành của TP.Thủ Đức là sự thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức, hoạt động của TP.HCM với mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131 của Quốc hội.

TP.Thủ Đức nhìn từ trên cao

3. TP.HCM trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khốc liệt nhất kể từ khi đại dịch bùng phát

TP.HCM trở thành tâm dịch của Việt Nam khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Các biện pháp ứng phó phòng, chống dịch được thành phố triển khai đồng bộ với phương châm 5 tại chỗ, tập trung vào các giải pháp: truyền thông, vận động, giám sát phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch triệt để và tổ chức điều trị hiệu quả.

Tình nguyện viên Phật giáo tại Bệnh viện Hồi sức điều trị Covid-19

Thành phố cũng huy động tất cả các lực lượng tham gia chống dịch với hơn 80.000 cán bộ y tế. Tổng đài 1022 mở rộng thành 7 kênh để đáp ứng các nhu cầu khác nhau, tổng số lượng cuộc gọi trong thời gian 5 tháng dịch hơn 2,1 triệu cuộc gọi, cao điểm lên đến 120.000 cuộc gọi/ngày. Số cuộc gọi đến tổng đài 115 dã chiến giai đoạn cao điểm có ngày lên đến 6.000 cuộc.

Thành phố cũng thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị số 16, nhờ đó tình hình dịch đã từng bước được kiểm soát và khống chế. Kể từ ngày 1-10, số ca tử vong giảm từ 3 con số mỗi ngày xuống còn 2 con số. Số ca mắc mới, số ca nặng, thở máy cũng giảm sâu so với thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát.

4. Thành phố ứng phó với phát sinh chưa từng có trong phòng, chống dịch Covid-19

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 phát sinh rất nhiều biến cố chưa từng có như: tốc độ lây lan dịch bệnh quá nhanh, số ca tử vong tăng vọt, nhu cầu cần hỗ trợ của người dân về mọi mặt lớn nhất từ trước đến nay, số người dân rời thành phố và quay lại rất đông.

Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đóng gói cơm tặng người dân cách ly

Thành phố là địa phương đầu tiên của cả nước đưa ra 3 gói hỗ trợ với số lượng và giá trị lớn đến người dân; nhanh chóng bao phủ vắc-xin toàn dân, triển khai các trạm y tế lưu động và tổ y tế cộng đồng; tiến hành cách ly, theo dõi, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nơi lưu trú. Đồng thời tổ chức lễ phát động “Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19”, phong trào “Lấy sức dân chăm lo cho dân” và ra mắt Trung tâm an sinh TP.HCM.

5. Cả nước vì thành phố, cùng thành phố vượt qua đại dịch Covid-19

Trong thời gian thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội, người dân đã ủng hộ, chấp hành và tham gia thực hiện từ đường phố đến khu dân cư. Lực lượng của thành phố với đầy đủ các thành phần, tôn giáo được triển khai nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ. Bệnh viện dã chiến là một minh chứng sống động cho sự hiệp đồng tác chiến, vì mục tiêu chiến thắng dịch Covid-19 của toàn thành phố.

Cả nước chung tay vượt qua đại dịch Covid-19

6. Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” – Chương trình đối thoại đầu tiên của chính quyền cấp tỉnh với người dân trên nền tảng mạng xã hội

Thành phố là địa phương duy nhất tổ chức kết nối giữa chính quyền với nhân dân qua chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này thể hiện sự mạnh dạn, tiên phong trong cách làm, mong muốn lắng nghe, đối thoại của chính quyền TP.HCM với người dân.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đối thoại trực tiếp với người dân trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” vào ngày 6-9-2021

Qua 21 số phát sóng, chương trình đã thu hút được hơn 50 triệu lượt người tương tác, gần 220.000 bình luận. Hơn 1,6 triệu lượt đăng ký nhận hỗ trợ của người dân thông qua chương trình đã được ban tổ chức gửi về các quận, huyện, TP.Thủ Đức để xử lý.

7. Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch Covid-19 trang trọng, xúc động và thiêng liêng

Hoạt động thiêng liêng và đầy ý nghĩa nhân văn này được diễn ra vào lúc 20 giờ 30 ngày 19-11-2021, thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQVN và toàn thể người dân trước những mất mát, đau thương của các gia đình có người thân qua đời do đại dịch.

Lễ tưởng niệm người đã mất trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM

8. TP.HCM quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều điểm sáng về kinh tế

Dù khó khăn do dịch, năm 2021 tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 380.000 tỉ đồng. Vẫn có 5/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.520, giảm 41% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 13.175, tăng 51% so với cùng kỳ.

Trên địa bàn thành phố có 10.327 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn khoảng 48,97 tỷ USD và dẫn đầu cả nước về số dự án còn hiệu lực. Quốc hội thông qua mức ngân sách giữ lại của thành phố năm 2022 là 21%.

TP.HCM quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều điểm sáng về kinh tế

9. Thế trận Quốc phòng toàn dân – An ninh nhân dân, lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch Covid-19, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố

Bên cạnh việc tập trung phòng chống dịch, lực lượng vũ trang thành phố vẫn điều tra khám phá hơn 2.000 vụ, bắt 2.081 đối tượng, tội phạm về trật tự xã hội. Triệt phá hàng chục vụ án ma túy lớn, xử lý nhiều vụ án vi phạm về quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, Công an TP.HCM đã trả hơn 2,6 triệu căn cước công dân cho người dân, đạt tỉ lệ hơn 98%.

Lực lượng vũ trang TP.HCM ra quân trấn áp tội phạm

10. Thành phố tận dụng thời cơ, tăng tốc chuyển đổi số, đối ngoại sáng tạo để thích ứng linh hoạt

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn thành phố. Các mô hình kinh doanh trực tuyến, hội nghị trực tuyến, dịch vụ Internet, viễn thông… tăng đột biến. Nhiều địa phương xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh để phòng chống dịch và điều hành hoạt động.

UBND TP.HCM tổ chức lễ ra mắt không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số

Hạ tầng viễn thông được triển khai đến cấp phường, xã với mật độ phủ sóng cao nhất nước. 100% cấp xã, phường có hạ tầng mạng cáp quang và dịch vụ Internet băng rộng. Thành phố cũng đã thử nghiệm mạng 5G tại TP.Thủ Đức.

Quảng Độ

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG