Phạm Đoan Trang có lẽ là cái tên được các tổ chức chống phá nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Chúng muốn mượn việc đòi trao trả tự do cho nữ tù nhân này để nhằm xuyên tạc, vu cáo vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mới đây, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cũng đã tham gia “cuộc đua đòi trao trả tự do cho Đoan Trang” với một bài viết có nội dung sai trái, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
RSF là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu với mục đích hoạt động đưa ra là “bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ”. Mục đích mà RSF đề ra có vẻ khá tiến bộ, tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của tổ chức này lại trái ngược hoàn toàn. RSF thường xuyên đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền của các quốc gia trên thế giới. Đất nước Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi nằm trong “tầm ngắm” của những ngòi bút thù hằn, xuyên tạc của RSF.
Chưa dừng lại ở đó, chúng còn tiến hành các hoạt động vinh danh ảo để cổ xúy, khích lệ “phong trào” chống đối tại Việt Nam, lấy cớ “nhân quyền, dân quyền” bao biện cho hành vi sai trái của Phạm Đoan Trang để kích thích hoạt động chống phá nước ta.
Phạm Đoan Trang bị bắt vì vi phạm Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với đầy đủ tang chứng, vật chứng. Tội lỗi không thể chối bỏ này của Trang lại trở thành cái cớ để RSF xuyên tạc về vấn đề “nhân quyền” ở Việt Nam.
RSF nói rằng Cơ quan Tư pháp Việt Nam “trừng phạt một nhà báo vì đã tìm cách cung cấp thông tin cho người khác” là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ. Chúng ta đều biết rằng Điều 25, Hiến pháp Việt Nam 2013 đã quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình”. Bên cạnh đó, Luật báo chí năm 2016 nhấn mạnh về trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều đó đã cho thấy Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy quyền làm chủ của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đây là minh chứng sinh động nhất cho việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Đảng, Nhà nước ta.
Tuy nhiên, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là chúng ta được lạm dụng quyền đó để xâm phạm lợi ích quốc gia. Việc xử lý các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này. Ngay cả luật pháp nước Mỹ cũng không hề chấp nhận hành vi lợi dụng “tự do báo chí” để lật đổ chính quyền, xâm hại an ninh quốc gia. Với Điều 2358, Bộ luật Hình sự Mỹ nghiêm cấm: “In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Nên việc Việt Nam đưa ra các điều luật hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là điều hết sức hợp lí để giữ vững trật tự an ninh quốc gia.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việc RSF đưa ra nhận định xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do báo chí là thiếu khách quan, trung thực, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, được quy định cụ thể trong khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc. Vì vậy, chúng ta cần lên án hành động của RSF, không để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân.
LS Lê
Theo: Hội Cờ đỏ