Bộ Tài chính Mỹ bổ sung thêm 8 công ty Trung Quốc vào danh sách đen đầu tư” là DJI Innovation, Megvii Technology, CloudWalk Technology, Meiya Pico, Yitu Network Technology, Leon Technology, NetPosa Technologies Ltd, Sugon.
Trong số 8 công ty này, DJI là nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới; Megvii, CloudWalk và Yitu đều là các công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo cùng với SenseTime tạo thành “AI Four Dragons” (4 con Rồng về trí tuệ nhân tạo” của Trung Quốc; Sugon là nhà sản xuất máy chủ và máy tính hiệu suất cao; Meiya Pico là công ty dẫn đầu trong ngành dữ liệu điện tử pháp y trong nước và là công ty dẫn đầu về Big data an ninh công cộng; hoạt động kinh doanh chính của Leon Technology bao gồm các dịch vụ hệ thống an ninh công cộng, trung tâm dữ liệu IDC và dịch vụ điện toán đám mây, v.v.; Hoạt động kinh doanh của NetPosa là tập trung trong các lĩnh vực nền tảng quản lý video và nền tảng bảo mật trí tuệ nhân tạo.
Trong số 8 công ty này có các công ty đã niêm yết và công ty sắp niêm yết cổ phiếu. Trong số đó, Sugon, Meiya, NetPosa và Leon Technology là các công ty niêm yết hạng A; Megvii và CloudWalk đã được gửi đăng ký, chỉ còn một bước nữa là niêm yết; việc niêm yết của Yitu Network Technology đã bị chấm dứt vào tháng 7 năm nay; DJI là một công ty chưa niêm yết.
Cần nhắc lại rằng cả 8 công ty này đều đã bị Bộ Thương mại Mỹ đưa vào “Entity List” (Danh sách thực thể) hạn chế các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ hoặc sản phẩm của Mỹ cho các công ty Trung Quốc nếu không được cho phép.
Đồng thời, truyền thông Anh cũng dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng vào ngày 16/12, Bộ Thương mại Mỹ cũng sẽ đưa hơn 20 công ty Trung Quốc vào “Entity List” (Danh sách thực thể), bao gồm một số công ty liên quan đến công nghệ sinh học. Không chỉ vậy, báo này còn cho biết chính phủ Joe Biden đang xem xét thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với hãng sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Trung Quốc SMIC, vốn đã bị đưa vào “danh sách thực thể” hồi năm ngoái.
Trước việc Mỹ tiếp tục đàn áp các công ty Trung Quốc với lý do “tình hình nhân quyền ở Tân Cương”, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/12, nói rằng Mỹ đã dựa trên những lời nói dối và thông tin sai sự thật, lấy cớ từ cái gọi là “tình hình nhân quyền ở Tân Cương”, để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhân viên và thực thể có liên quan của Trung Quốc, là hành vi can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, đồng thời cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ Trung – Mỹ; Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ việc này.
Ông Uông Văn Bân chỉ ra rằng vấn đề Tân Cương hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, những thành tựu phát triển của Tân Cương là điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người, Mỹ không có quyền và tư cách để sai khiến hay can thiệp. Cái gọi là “lệnh trừng phạt” của Mỹ đã phơi bày hoàn toàn ý đồ thâm độc “dùng Tân Cương để kiểm soát Trung Quốc”, đồng thời phơi bày hoàn toàn bản chất giả dối của họ là “dân chủ giả, cường quyền thật”, “nhân quyền giả, bá quyền thật”.
Cho đến sáng 16/12, phía Trung Quốc vẫn chưa phản hồi chính thức về thông tin trên. Trước việc Mỹ đưa nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ đàn áp vô cớ các công ty Trung Quốc, và những hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường và các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế mà Mỹ luôn quảng cáo. Điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và hình ảnh của chính nước Mỹ. Mỹ cần chấm dứt cách làm sai trái lạm dụng quyền lực quốc gia và hạ thấp khái niệm an ninh quốc gia để trấn áp các công ty nước ngoài.
Thu Hoài
Theo: Cánh cò