Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân. Điều này đã được cụ thể hoá bằng một số luật, tiêu biểu có Điều 155, 156 Bộ luật Hình sự 2015. Trong đó, hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù tùy theo mức độ, tính chất vi phạm. Điều đó khẳng định rằng mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Hình ảnh, danh dự lãnh tụ, lãnh đạo Việt Nam là một phần không thể tách rời khỏi lợi ích của quốc gia, dân tộc. Do đó, hành vi xúc phạm những hình ảnh trên rõ ràng đã cấu thành tội phạm, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Thế nhưng, một số đối tượng chống phá vẫn lợi dụng vấn đề này để cố tình bịa đặt rằng “có sự phân biệt giữa lãnh tụ, lãnh đạo và các công dân”.
Lợi dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các bài viết chứa nội dung tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, ẩn nấp đằng sau ngôn từ của các “nhà dân chủ” là âm mưu chống phá đất nước thâm độc hòng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tình hình chính trị – xã hội của đất nước. Những đối tượng cơ hội thường xuyên đăng tải, chia sẻ bài viết, video phản ánh sai lệch tình hình của đất nước đã tự tung hô bản thân với những cái danh như: nhà hoạt động nhân quyền, nhà dân chủ, người anh hùng dân chủ… Dĩ nhiên, không thể không kể tới là các đối tượng như Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư…
Với sự kiện Phạm Đoan Trang đang xét xử tại tòa, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã đăng tải một số bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt về đối tượng Phạm Đoan Trang nói riêng và âm mưu phản ánh sai lệch tình hình đất nước nói chung.
Bài viết “Khác với thế giới, xúc phạm lãnh đạo luôn là ‘tội hình sự’ ở Việt Nam” của Luật sư Đặng Đình Mạnh chứa nhiều nội dung bịa đặt nhằm chối tội, tẩy trắng không chỉ cho Phạm Đoan Trang mà còn cho một số đối tượng khác.
Bài viết cho rằng các nước trên thế giới đều quy định “các hành vi lan truyền sự phê phán, chỉ trích, phản biện, bình luận, thậm chí phỉ báng, mạ lị … một cách không đúng đắn, chính đáng làm tổn hại đến danh dự của công dân khác hay cá nhân người lãnh đạo quốc gia, thì người bị xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường dân sự”. Còn ở Việt Nam thì khác, ông ta đưa ra luận điệu các chủ thể chính trị, chính sách, đảng cầm quyền, tên tuổi lãnh đạo đều là những đề tài húy kỵ, và nếu “thực hành dân chủ” thì sẽ trả giá bằng 1 trong 2 điều 331 hoặc 117 Luật Hình sự.
Luật sư Mạnh đã phiến diện cố tình hiểu sai và không đầy đủ về tự do ngôn luận, các giá trị nhân quyền. Sau đó tẩy trắng, chối tội cho Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Ngọc Ánh, Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Dương và một số đối tượng khác. Bằng việc khoác cho các đối tượng chiếc vỏ bọc cao siêu như “thực hiện nhân quyền”, “vì vận mệnh nước nhà”, ông luật sư Mạnh đã phản ánh sai lệch hoàn toàn tội trạng của họ.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Mạnh còn bịa đặt rằng khó quan niệm về khả năng công dân chống lại nhà nước mình, nhất là những công dân quan tâm đến vận mệnh xứ sở. Tự suy diễn hành vi “lan truyền phê phán, chỉ trích, phản biện, bình luận tiêu cực, phỉ báng, mạ lị các nhân vật, thực thể chính trị đều là hành vi không thể chấp nhận và bị đồng hóa với hành vi tuyên truyền chống nhà nước”.Thực chất, ông chỉ đang ngụy biện cho những vi phạm của những đối tượng chống phá Đảng và Nhà nước mà thôi. Âm mưu phản ánh sai tình hình chính trị nước nhà, thực hiện quyền con người đã lộ rõ.
Đáng buồn thay, hiện nay không chỉ có Luật sư Đặng Đình Mạnh mà còn một bộ phận người dân chưa hiểu đúng, đánh giá kỹ, nhìn nhận khách quan về những vi phạm của Phạm Đoan Trang và các đối tượng chống phá khác. Hình ảnh giơ ngón tay “number one” động viên con gái của mẹ đối tượng Phạm Đoan Trang cho thấy sự quan tâm, lòng yêu thương, sự động viên của một người mẹ dành cho con cái. Nhưng nó cũng thể hiện rằng bà ấy chưa thấy rõ về hậu quả con mình ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc như thế nào. Cần phải nhìn nhận khách quan, đúng đắn, công bằng về những vi phạm đấy và không nên bao che, đồng tình, cổ vũ. Ngược lại, chúng ta phải tích cực đấu tranh với những luận điệu chống phá đó, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Hoàng Chung
Theo: Hội Cờ đỏ