Báo Tiếng Dân mới đây, có một bài bình luận về các nội dung họp Quốc hội liên quan đến phân bổ ngân sách cho lĩnh vực y tế và lực lượng công an.
Cụ thể, nội dung Tiếng Dân đề cập liên quan đến đề xuất của Chính phủ trong việc thanh toán viện phí điều trị bệnh Covid-19 và bệnh nền đối với những người phải nhập viện chữa trị do nhiễm Covid-19. Sau khi bàn bạc, Chủ tịch Quốc hội cơ bản đồng ý với đề xuất của Chính phủ (Ngân sách nhà nước chi cho việc chữa Covid-19, bệnh nền thì dùng BHYT hoặc theo cơ chế khác). Trường hợp không bóc tách được thì cho phép dùng toàn bộ Ngân sách nhà nước để chi trả, nhưng không cho phép Chính phủ điều hòa giữa NSNN và Bảo hiểm Y tế, không thể lấy từ BHYT đưa vào ngân sách.
Từ đó, Tiếng Dân nhận định là lãnh đạo các cơ quan chức năng làm việc cứng nhắc như robot, không mạnh dạn vì dân. Họ lại lấy dẫn chứng là trong khi Dự luật Cảnh sát Cơ động đang được bàn thảo ở Quốc hội thì Bộ Công an đã “mạnh dạn” thành lập luôn Trung đoàn Không quân, trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động. Sau đó họ kết luận là chỉ những việc liên quan đến dân thường thì cứng nhắc, còn việc liên quan đến các lực lượng nhà nước như Công an thì “không cần bận tâm”. Nhưng sự thực có phải vậy không?
Thực tế, Dự luật về Cảnh sát Cơ động được Chính phủ trình bày trước Quốc hội đã được đa số các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành. Các Đại biểu Quốc hội cũng không hề thắc mắc và đương nhiên không thể thắc mắc về vấn đề này vốn đã quy định quá rõ trong Pháp lệnh, nội dung được mổ xẻ chỉ là để tránh vượt khung, chồng chéo với lực lượng khác. Ví dụ: Quy định Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an để bảo đảm an toàn vùng trời, vùng biển; khu vực biên giới là Bộ đội Biên phòng; trên biển là Cảnh sát biển… Dự thảo Luật hiện chưa làm rõ cảnh sát cơ động lúc nào là lực lượng chủ trì, lúc nào là lực lượng phối hợp với các lực lượng khác, chưa xác định rõ mục tiêu, không gian hoạt động của cảnh sát cơ động, và vì vậy cần tiếp tục chỉnh sửa.
Quay trở lại nội dung về việc chi dùng ngân sách cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong khi cố gắng đưa ra luận điệu xuyên tạc và bôi nhọ, Tiếng Dân không nhận ra một điều cơ bản là việc điều trị bệnh nhân Covid-19 luôn được miễn phí, và nếu có kèm bệnh nền thì cũng sẽ được BHYT chi trả phần lớn. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cẩn trọng trong việc sử dụng BHYT là bởi BHYT được xây dựng trên nguyên tắc đóng và hưởng, nếu đem sử dụng chung sẽ vi phạm nguyên tắc này. Hậu quả của việc đó sẽ khiến những người nộp BHYT bị mất quyền lợi, và nếu họ không nộp nữa thì Quỹ BHYT sẽ vỡ trong tương lai là điều chắc chắn.
Trong khi cố lờ đi việc quyền lợi của người dân luôn được Nhà nước đảm bảo, Tiếng Dân có vẻ cũng cố tạo ra chia rẽ giữa lực lượng công an và lực lượng y bác sỹ. Họ cố ý cho rằng, công an là lực lượng vũ trang của Nhà nước nên ưu ái khác với lực lượng y tế. Nếu nhìn vào quá trình chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, ta có thể thấy lực lượng công an và y tế gần như song hành. Chiến lược chống dịch của Việt Nam dựa trên điều tra, truy vết, khoanh vùng, giãn cách do lực lượng công an phụ trách chính, sau đó mới đến cách ly và chữa trị của lực lượng y bác sỹ. Hàng nghìn chiến sỹ công an bị nhiễm bệnh và một số chiến sỹ hi sinh là những bằng chứng không thể phủ nhận. Sự phân biệt ngành này với ngành kia, lĩnh vực này với lĩnh vực kia là điều phi lý.
An Diễm
Theo: Hội Cờ đỏ