Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách là hai cái tên đang được nhóm “dân chủ” đưa vào danh sách “tù nhân lương tâm”. Bất chấp những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng, những chiếc “lưỡi không xương” núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn không ngần ngại đổi trắng thay đen, đánh lận bản chất vụ việc.
Liên quan đến vụ án Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các đối tượng “dân chủ” liên tục tung ra các thông tin sai trái, đánh lận bản chất vụ việc. Dưới tiêu đề “Lý do thật sự nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách bị bắt là gì?”, kênh “truyền thông bẩn” Tiếng Dân News đã đưa ra hàng loạt thông tin không chính xác. Các đối tượng rêu rao: “hai nhà hoạt động xã hội dân sự Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách bị công an bắt giam sau khi nộp đơn xin làm thành viên Nhóm Tư vấn của Việt Nam (được thành lập theo Chương 13 Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA)”, “Mai Phan Lợi cũng có bút danh Bút Lông, thực tế đã bị bắt giam không nguyên cớ”. Từ đây, các đối tượng vu khống “Việt Nam vi phạm Hiệp định EVFTA”.
Vậy bản chất thực sự là gì?
Mai Phan Lợi sinh năm 1971, quê quán Thái Bình. Trước đây, Mai Phan Lợi công tác tại Báo Pháp luật TP.HCM, từng là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội. Năm 2016, Mai Phan Lợi bị thu hồi thẻ nhà báo do có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ. Sau khi kết thúc nghiệp làm báo, Mai Phan Lợi thành lập cái gọi là Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (viết tắt MEC) và giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học. Một vài nét phác hoạ như trên cho cho thấy bóng dáng “nhà dân chủ” đang dần hiện hữu ngày càng rõ hơn ở con người này.
Đặng Đình Bách sinh năm 1978, trú tại B6-04 Hateco, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bách là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Theo thông tin được giới thiệu, Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững được thành lập năm 2007. Mục tiêu hoạt động của Trung tâm này là thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam, để đảm bảo sự tham gia bình đẳng, minh bạch, thực hiện quyền và trách nhiệm giữa các bên. Mặc dù, mục tiêu được đưa ra là thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam nhưng những gì Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách thể hiện lại hoàn toàn ngược lại. Một cách vô cùng đáng xấu hổ, cả cái gọi là MEC và LPSD đều có hành vi trốn thuế. Những kẻ không tôn trọng pháp luật thì có lý do gì để đại diện cho tiếng nói của Việt Nam, lấy cơ sở nào để đóng góp ý kiến thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam?
Tôi đã đọc ở đâu đó một câu nói: Nếu bản thân bạn không xấu thì không ai có thể lấy ra một bức hình xấu về bạn. Vì vậy, nếu Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách ngay thẳng, không vi phạm pháp luật thì không một ai có thể buộc tội họ.
Nói thẳng, hành vi trốn thuế là vi phạm pháp luật của Việt Nam. Đã vi phạm pháp luật thì phải chịu chế tài tương xứng. Đừng hòng “đổi trắng thay đen”, đánh lận bản chất vụ việc, tẩy trắng cho hành vi phạm tội của Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách.
Một câu hỏi đặt ra: Vì sao các đối tượng “dân chủ” lại liên tục “khóc mướn” cho Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách?
Xin thưa, cả Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách đều là những “quân cờ” trên mặt trận chính trị. Ẩn sau các tổ chức MEC và LPDS do hai đối tượng này đứng đầu là các hoạt động trá hình lợi dụng “xã hội dân sự” để chống phá đất nước. Mặc dù sử dụng danh nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nhưng những gì các tổ chức trên thực hiện lại hoàn toàn trái ngược. Họ lợi dụng vỏ bọc “dân chủ” để cổ suý các mô hình “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây. Đặc biệt, dưới danh nghĩa “độc lập”, các tổ chức này thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tổ chức “xã hội dân sự” chỉ là vỏ bọc để đánh lừa dư luận. Thực chất, đây là những tổ chức mang màu sắc chính trị, tập hợp các đối tượng cơ hội chính trị, có quan điểm trái chiều, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích lâu dài là hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo diễn đàn công khai đấu tranh giai cấp, thúc đẩy đa nguyên, đa đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và nảo đảm quyền lập hội của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức được thành lập phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của Việt Nam. Không thể có thứ tự do vượt trên pháp luật, chà đạp pháp luật. Những kẻ bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật không có tư cách để bàn về tự do, dân chủ, nhân quyền.
An Diễm
Theo: Hội Cờ đỏ