Friday, November 22, 2024

Lại chiêu trò chối tội cho Giáo phái Phục Hưng để xuyên tạc tự do tín ngưỡng

Việt Nam hiện nay có rất nhiều tôn giáo với rất đông người dân tham gia. Và “Tốt đời, đẹp đạo” vốn là phương châm của các tôn giáo để cùng phụng sự giáo hội, cống hiến cho Tổ quốc và dân tộc. Giáo dân, dù ở bất kỳ tôn giáo nào trước hết là một người dân Việt Nam với đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm, bên cạnh nghĩa vụ với giáo lý của mình. Và đương nhiên, nếu có vi phạm pháp luật thì tất yếu phải bị xử lý. Tuy nhiên với những thế lực thù địch, chống phá, thì cứ mỗi khi có một trường hợp bị xử lý nào thuộc tôn giáo thì đều là một yếu tố “nhạy cảm” của chính quyền.

Lại chiêu trò chối tội cho Giáo phái Phục Hưng để xuyên tạc tự do tín ngưỡng

Lại chiêu trò chối tội cho Giáo phái Phục Hưng để xuyên tạc tự do tín ngưỡng
Các tôn giáo chung tay chống dịch và khắc phục hậu quả sau đại dịch.

Nhà nước Việt Nam hiện nay công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Tất cả các tôn giáo đều chung sống hòa thuận, tuân thủ pháp luật và đạo đức bên cạnh giao lý của mình. Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, Ban Đại diện các tôn giáo đã có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội, góp phần khẳng định và tạo ra sức lan tỏa phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với số lượng và hoạt động như vậy, phải khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện tối đa cho các tôn giáo hoạt động và phát triển, với số lượng thành viên mỗi tôn giáo có thể lên tới vài triệu người.

Mỗi tín đồ tôn giáo, trước hết là một công dân với đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm như bất kỳ người dân nào khác. Mỗi tôn giáo phải hoạt động hợp pháp, được cấp phép và quản lý. Vậy sẽ chẳng lạ gì khi bắt gặp một tín đồ nào đó được khen thưởng vì có việc làm tốt, hoặc bị xử phạt khi có những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức. Thế nhưng, tôn giáo không thể đồng nghĩa với việc nhận được quyền “ưu tiên nào đó” để làm những việc trái với lợi ích của cộng đồng, ảnh hưởng an nình xã hội, đây là một nguyên lý tối thiểu mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu. Thế mà mới đây “Luật khoa tạp chí” lại có bài “điểm tin” nói về những vụ việc vi phạm liên quan đến sai phạm của một số tín đồ tôn giáo rồi coi đó là biểu hiện của việc “Các tôn giáo mới đối mặt với sự kiểm soát ngày càng hà khắc”…

Vừa mới đây thôi, một vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến hành vi làm lây lan dịch bệnh tại TP.HCM từ Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng đã làm nhiều người bàng hoàng. Giữa thời dịch bệnh, bất chấp đã có các quy định của chính quyền về giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập nhưng Hội thánh này vẫn thản nhiên cho các tín đồ tụ họp sinh hoạt, ngồi sát nhau và không đeo khẩu trang khiến dịch lây lan mạnh. Tệ hơn là khi dịch bệnh lây lan thì nhiều người lẩn trốn, không hợp tác khai báo truy vết với chính quyền gây ra làn sóng dịch khủng khiếp nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và kinh tế. Cơ quan Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Làm lây lan dịch bệnh” liên quan đến nhóm tôn giáo này, đó là một quyết định đúng đắn, không thể làm khác. Vậy mà, vụ án này cũng được Luật khoa tạp chí “điểm danh” để đưa vào cái gọi là “danh sách tôn giáo bị kiểm soát” của họ. Thật sự những người bình thường có hiểu biết tối thiểu cũng không thể nào chấp nhận được quan điểm của cái gọi là “Luật khoa tạp chí” này.

Lại chiêu trò chối tội cho Giáo phái Phục Hưng để xuyên tạc tự do tín ngưỡng
Luận điệu chối tội cho Giáo phái Phục Hưng của “Luật khoa tạp chí”.

Rõ ràng, với quan điểm chống phá chính quyền, “Luật khoa tạp chí” không từ một thủ đoạn nào, kể cả là lồng ghép tôn giáo vào một vụ án hình sự đơn thuần chỉ để lấy cớ quy chụp, công kích chế độ và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Nhưng qua bài viết, ta thấy họ không những muốn đồng lõa với những đối tượng vi phạm pháp luật, mà họ còn tỏ ra không hề hiểu biết gì về những khái niệm mà họ ngày ngày rêu rao như “tự do tín ngưỡng”. Khi đã đồng lõa, cổ vũ cho những hành vi phạm pháp thì thử hỏi, họ lấy tư cách gì để tự xưng là “Luật khoa”?

Có lẽ, chỉ có kẻ vô thiên vô pháp, vô cảm với cộng đồng, thờ ơ với mất mát của biết bao người dân trong đại dịch mới có thể bênh vực hành vi vi phạm pháp luật theo cái kiểu của “Luật khoa tạp chí”.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG