Friday, November 22, 2024

Vaccine nào cũng không thể thay đổi lập trường kiên định về biển Đông của Việt Nam

Có thể nói hiện nay vaccine là “lá bài”, “tấm chắn sóng” hữu hiệu nhất giúp chống lại sự xâm nhập của virus. Với nhiều quốc gia trên thế giới, trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, tiêm vaccine bây giờ là cuộc chạy đua, cả về tìm nguồn cung vaccine và đẩy mạnh thời gian tiêm chủng, để đẩy lùi dịch bệnh.

Vaccine nào cũng không thể thay đổi lập trường kiên định về biển Đông của Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ngày 11/9, tại Hà Nội. Ảnh BNG

Trong diễn biến vaccine khan hiếm trên thị trường thế giới, Việt Nam thông qua ngoại giao, viện trợ, nhượng lại và đàm phán mua bán đã đem về cho quốc gia nhiều triệu liều vaccine từ nhiều hãng khác nhau AstraZeneca, Sputnik V, Moderna, Pfizer, Vero Cell… Nhờ vào lượng vaccine đã đem về này mà hơn 30 triệu người dân đã tránh khỏi rất nhiều nguy cơ lây nhiễm, nhiều tỉnh thành đã đẩy lùi dịch bệnh và sản xuất kinh tế, ổn định cuộc sống cũng nhờ tác dụng của các loại vaccine trên.

Với Việt Nam, quốc gia nào viện trợ, nhượng lại đều là quà quý trong lúc này, khi mà chúng ta vẫn đang thiếu vaccine để tiêm chủng cho toàn dân. Ngoài Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Italia, Ba Lan, sự kiện Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam 3 triệu liều vaccine cũng nằm trong ý nghĩa đó. Vaccine hiếm và rất có giá trị trong lúc này, là cứu cánh cho quốc gia đẩy lùi dịch bệnh. Thêm một liều vaccine nghĩa là thêm một sự bảo vệ cho người dân và an toàn cho cộng đồng, cũng là thêm một sự hợp tác mở ra với các quốc gia sau đó.

Tuy nhiên không phải vì để có những liều vaccine viện trợ, Việt Nam chấp nhận đánh đổi hay im lặng, dĩ hòa vi úy bất cứ điều gì. Quan điểm, lập trường “cái nào ra cái đó” của Việt Nam được thể hiện rõ ràng trong cuộc đàm phán trực tiếp ngày 11-9-2021 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Việt Nam chấp nhận hợp tác kinh tế, tháo gỡ và đẩy mạnh các tiến trình hợp tác giữa hai quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực ổn định phát triển đời sống an sinh xã hội, nhưng đồng thời cũng nêu quan điểm rõ ràng, thẳng thắn về đấu tranh vấn đề pháp lý liên quan đến chủ quyền. Ngoài quan điểm “các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán, sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế” thì thông điệp Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn còn nhấn mạnh: “Cần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”.

Vaccine nào cũng không thể thay đổi lập trường kiên định về biển Đông của Việt Nam
Việt Nam thông qua ngoại giao, đàm phán đã đem về cho người dân nhiều triệu liều vaccine chống Covid-19

Quan điểm nhất quán của Việt Nam với láng giềng Trung Quốc trước sau như một được phân định rất rõ ràng: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Cái nào ra cái đó, hợp tác là hợp tác phát triển kinh tế và những gì bất hợp lý, nhất là chủ quyền dân tộc, Việt Nam kiên định đấu tranh đến cùng, lấy Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 làm kim chỉ Nam. Chính thái độ phân định rõ ràng, đường hướng ngoại giao, hợp tác và ứng xử khôn khéo của Việt Nam trong suốt thời gian qua đã giúp cho vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Sự thật rõ ràng như vậy mà bức xúc thay, một số thành phần luôn gắn mác “yêu dân, yêu nước” lại bài xích 3 triệu vaccine của Trung Quốc. Để chia rẽ nhân dân và chính quyền, để người dân từ chối vaccine Trung Quốc, những con người ấy còn đổi trắng thay đen, dựng lên hẳn câu chuyện chính quyền Việt Nam nhận vaccine của Trung Quốc làm “quà lót tay” để im lặng vấn đề liên quan đến biển Đông, làm ngơ trước hành vi xâm lấn chủ quyền.

Thủ đoạn dựng chuyện, tung tin để phá hoại của những thành phần trên đã quá rõ để nhận diện. Nhưng cũng cần nhắc lại để ai đó rõ hơn về quan điểm của Việt Nam, chưa một thời khắc nào chính quyền im lặng khi chủ quyền bị xâm phạm. Không chỉ trực diện bày tỏ quan điểm đó, mà Việt Nam đã làm xuyên suốt thông qua nhiều cách khác nhau của Bộ Ngoại giao và truyền thông đại chúng. Gần đây nhất, tháng 8-2021, trước tuyên bố tập trận của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình khu vực, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có động thái phản ứng rõ ràng, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận, không xâm phạm chủ quyền Việt Nam và không tái diễn vi phạm. Điều này cả thế giới đều biết, chứ không riêng gì người dân Việt Nam.

Chính sách, đường lối ngoại giao khôn khéo đã giúp Việt Nam có được những gam màu sáng như hôm nay, đó là điều mà nhiều học giả, chính trị gia uy tín trên thế giới nhận định, hiện thực này không gì chối cãi. Với những gì đã và đang diễn ra, người dân Việt Nam có đủ cơ sở để tin, ủng hộ mọi hành động chiến lược của các nhà lãnh đạo. Tầm chiến lược đưa ra bao quát và sâu sắc, đem lại lợi ích cho đất nước toàn diện chứ không phải đơn thuần chỉ thấy một mẫu bánh mì và bài xích, cô lập để “đóng cửa” đất nước như tối kiến của các nhà nhân danh “yêu nước, thương dân”.

Thái Thanh

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG