Thursday, March 28, 2024

Bí thư TP.HCM và Phó thủ tướng kêu gọi F0 khỏi bệnh hỗ trợ chống dịch

Các bệnh nhân F0 đã được điều trị khỏi bệnh, nếu đủ điều kiện sức khỏe, hãy tình nguyện đăng ký hỗ trợ TP.HCM chống dịch.

Đó là lời kêu gọi được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đưa ra tại cuộc họp của Phó thủ tướng với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều tối 22/8.

“Thành phố kêu gọi tất cả F0 đã được chăm sóc khỏi bệnh, có đủ điều kiện sức khỏe, hãy tự nguyện đăng ký tham gia hỗ trợ, phục vụ người đang điều trị hiện nay”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

Người dân có thể đăng ký tại Tổ Covid-19 cộng đồng ở xã, phường, thị trấn để địa phương bố trí nơi hỗ trợ phù hợp.

Bí thư TP.HCM và Phó thủ tướng kêu gọi F0 khỏi bệnh hỗ trợ chống dịch
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đưa ra lời kêu gọi F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch. Ảnh: Thanh Tuấn.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh thành phố đang điều trị cho 34.605 bệnh nhân (tính đến sáng 22/8). Trong đó có 2.131 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.442 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Từ nhiều tháng nay, thành phố luôn trong tình trạng thiếu nhân lực y tế. Trong báo cáo gần đây nhất của Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch Covid-19, thành phố thiếu tới 12.000 nhân viên y tế để phục vụ tại các tầng điều trị.

Trong khi đó, từ 1/1/2021 đến nay, TP.HCM đã cho 87.805 bệnh nhân Covid-19 xuất viện. Đây là nguồn nhân lực rất lớn mà thành phố có thể tận dụng để giảm áp lực cho nhân viên y tế.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), thời gian qua, thế giới đã ghi nhận một số trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Khoảng thời gian nhanh nhất qua theo dõi để một người tái nhiễm virus này là 2,5 tháng. Đa số trường hợp tái nhiễm còn lại được phát hiện là sau khoảng 6-10 tháng. Bệnh nhân khỏi một chủng virus và tái nhiễm biến chủng virus khác.

Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân tái nhiễm SARS-CoV-2 rất thấp. Các trường hợp này khá lẻ tẻ trong hàng trăm triệu người mắc Covid-19 trên thế giới.

Bác sĩ Cấp nhấn mạnh cần phân biệt rõ 2 khái niệm tái nhiễm và tái dương tính.

Tái dương tính là tình trạng được ghi nhận khi người mắc đang trong diễn biến của bệnh. Họ từng có giai đoạn xét nghiệm cho kết quả âm tính, sau đó dương tính. Tái nhiễm SARS-CoV-2 được hiểu là tiếp tục mắc Covid-19 sau khi đã khỏi hoàn toàn.

Do xét nghiệm chỉ xác định được ARN (một mảnh trong cấu trúc) của virus, một số trường hợp khỏi bệnh, SARS-CoV-2 chết nhưng vẫn còn vài mảnh xác lưu lại trong mô. Lúc này, bệnh phẩm đưa vào xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính. Những trường hợp này được gọi là tái dương tính với virus.

Bí thư TP.HCM và Phó thủ tướng kêu gọi F0 khỏi bệnh hỗ trợ chống dịch
TP.HCM đã điều trị khỏi bệnh cho hàng chục nghìn F0 thời gian qua. Ảnh: Chí Hùng.

Trong khi đó, cơ sở chắc chắn nhất để khẳng định bệnh nhân tái nhiễm SARS-CoV-2 là họ từng mắc Covid-19, đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh và có thời gian dài sạch virus. Các trường hợp này mắc bệnh lần thứ 2, nuôi cấy virus có phát triển. Qua đó, chúng ta có thể kết luận bệnh nhân mang virus sống thay vì mảnh xác tồn lưu từ lần nhiễm trước.

Trước đó, ngày 11/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, có công văn khẩn về đẩy mạnh một số biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch.

Theo đó, ông yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 việc vận động, sử dụng các bệnh nhân Covid-19 đã hoàn thành điều trị (F0) để tham gia tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch.

Thanh Tuấn – Thu Hằng

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG