HomeTin tứcThế giới Thế giới Hình ảnh người dân Kabul đối đầu lính Taliban By Nhật Giang August 20, 2021 0 276 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Nhiều người dân ở Kabul hôm 19/8 xuống đường phản đối việc lực lượng Taliban đang nắm quyền kiểm soát thủ đô. Tại một cuộc biểu tình trong thành phố nhân Ngày Độc lập 19/8 của Afghanistan, khoảng 200 người tụ tập trước khi bị lực lượng Taliban giải tán. Ảnh: New York Times. Người dân giương cao lá cờ ba màu của quốc gia để phản đối ý đồ cai trị của Taliban. Lực lượng này tiến vào thủ đô và nắm quyền kiểm soát kể từ ngày 15/8. Ảnh: Reuters. Ở thủ đô, hàng trăm người biểu tình hô vang câu nói “lá cờ của chúng ta, bản sắc của chúng ta”. Các tay súng Taliban bao vây một nhóm người, quát tháo và bắn chỉ thiên để giải tán đám đông. Tại quảng trường Abdul Haq, một người biểu tình còn trèo lên cột cờ để kéo lá cờ trắng của Taliban và thay thế bằng quốc kỳ Afghanistan. Ảnh: Reuters. Người dân mang theo quốc kỳ tại cuộc biểu tình ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 19/8. Trước đó một ngày, hàng chục người cũng tụ tập tại Jalalabad, miền Đông Afghanistan, và một thị trấn gần đó để hạ cờ của Taliban, theo AP. Đoạn video sau đó cho thấy Taliban nã đạn chỉ thiên và tấn công người dân bằng dùi cui để giải tán đám đông. Một quan chức y tế địa phương cho biết vụ bạo lực khiến một người thiệt mạng và 6 người bị thương. Ảnh: Reuters. Người biểu tình giương cờ ở thủ đô Kabul. Tại thành phố Asadabad hôm 18/8 cũng xảy ra nổ súng xảy ra trong một cuộc biểu tình, theo Guardian. Ảnh: Reuters. Phó tổng thống Afghanistan, ông Amrullah Saleh, đang bày tỏ sự ủng hộ với các cuộc biểu tình. “Hoan nghênh những người mang theo quốc kỳ và đại diện cho phẩm giá của quốc gia”, ông viết trên mạng xã hội. Ảnh: New York Times. Sau khi Taliban nhanh chóng nắm quyền kiểm soát, thực tế cho thấy việc quản lý một quốc gia đang trở nên khó khăn với lực lượng này. Kể từ khi chiếm Kabul, Taliban thể hiện bộ mặt ôn hòa, khẳng định muốn hòa bình, không trả thù và sẽ tôn trọng quyền của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo. Ảnh: AP. Song việc mạnh tay đàn áp các cuộc biểu tình làm công chúng hoài nghi về những lời hứa hẹn này. Họ lo sợ lịch sử sẽ lặp lại, khi các tay súng Taliban áp bức phụ nữ, hành quyết công khai và phá hủy các bức tượng Phật giáo. Hiện Taliban đang độc quyền sử dụng vũ lực và không có lực lượng cảnh sát truyền thống hoạt động. Thay vào đó, họ cử người tuần tra các trạm kiểm soát. Ảnh: AP. Một người đẩy xe chở một phụ nữ Afghanistan lớn tuổi cùng gia đình nhập cảnh vào cửa khẩu Chaman của Pakistan vào ngày 19/8. Trong khi đó, tại sân bay Kabul, hàng nghìn người Afghanistan đang đứng trước các trạm kiểm soát của Taliban và hàng rào thép gai của quân đội Mỹ xung quanh – nỗ lực tuyệt vọng để tìm chuyến bay rời khỏi đất nước. Ảnh: AP. Phương Linh Theo: Cánh cò Tagsbiểu tìnhhòa bìnhHồi giáoISkiểm soátmạng xã hộiquân độiquản lýtấn côngthiệt mạngxã hộiý đồ Share FacebookTwitterPinterestWhatsApp Previous articleKhông có chuyện đóng cửa toàn TPHCM từ 23/8Next articleTPHCM triển khai 5 biện pháp siết chặt kiểm soát dịch từ ngày 23-8 Nhật Gianghttp://vietnamthoiluan.com Related Articles Chân dung đối tượng Lật tẩy màn kịch “khóc mướn, kêu oan” cho đối tượng Đường Văn Thái Phản biện Việt Tân và những luận điệu xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam Chân dung đối tượng Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức LEAVE A REPLY Cancel reply Comment: Please enter your comment! Name:* Please enter your name here Email:* You have entered an incorrect email address! Please enter your email address here Website: Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment. Δ Stay Connected863FansLike44FollowersFollow0SubscribersSubscribe BÀI MỚI Chân dung đối tượng Lật tẩy màn kịch “khóc mướn, kêu oan” cho đối tượng Đường Văn Thái Phản biện Việt Tân và những luận điệu xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam Chân dung đối tượng Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức Chân dung đối tượng Bộ mặt thật của Nguyễn Đình Thắng và BPSOS sau lớp mặt nạ nhân quyền Phản biện Báo cáo thiếu cơ sở của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam Load more Xem nhiều Luận bàn Về ông Đinh Thế Huynh Tiêu điểm Hai đứa con bất trị của nhà thơ Lưu Trọng Lư Thế giới Nikkei: Tại sao một trường Oxford muốn đổi thành tên của người phụ nữ giàu nhất Việt Nam? Phản biện - Luận bàn “Cây tre Việt Nam” trong đường lối ngoại giao Tiêu điểm Dương Sĩ Nho còn xứng đáng là linh mục? Load more Phản biện - Luận bàn Phản biện Việt Tân và những luận điệu xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam Phản biện Báo cáo thiếu cơ sở của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam Phản biện Việt Tân lại “chọc ngoáy” bằng con mắt đôi tai dị tật! Phản biện Hiện tượng Thích Minh Tuệ và những luận điệu lợi dụng tôn giáo trên mạng xã hội Phản biện Ân xá quốc tế và vụ dẫn độ Y Quynh Bdap: Khi nhân quyền bị lợi dụng Load more ĐỐI TƯỢNG Chân dung đối tượng Lật tẩy màn kịch “khóc mướn, kêu oan” cho đối tượng Đường Văn Thái Chân dung đối tượng Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức Chân dung đối tượng Bộ mặt thật của Nguyễn Đình Thắng và BPSOS sau lớp mặt nạ nhân quyền Chân dung đối tượng Vạch trần bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” (Kỳ 2) Chân dung đối tượng Vạch trần bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” (Kỳ 1) Load more