Friday, March 29, 2024

Gửi ông Nguyễn Đình Cống: “Ông không nhầm, là đất nước đã nhầm về con người ông”

Ngày 27/7, trong lúc hàng triệu người dân Việt Nam kính cẩn nghiêng mình thắp những nén hương tưởng nhớ và tôn vinh những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của nước nhà thì có những cá nhân không những không thấu hiểu, cảm ơn những gì mà cha ông họ đã làm. Ngược lại, họ còn không biết xấu hổ bày tỏ những quan điểm rất khó nghe trong Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tưởng niệm những người đã chẳng tiếc máu xương hy sinh cho nền độc lập tự do của đất nước.

Gửi ông Nguyễn Đình Cống: “Ông không nhầm, là đất nước đã nhầm về con người ông”
Gửi ông Nguyễn Đình Cống, ông không nhầm nhưng đất nước đã nhầm về con người ông

Nguyễn Đình Cống, một người sinh ra trong một gia đình cách mạng, có bố và 4 anh em đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước, lại hiện nguyên hình là một người như thế. Đọc xong bài viết của ông, đa số người đọc đều cho rằng ông là kẻ vô ơn với đất nước và bất hiếu với bố ông với anh em ruột thịt trong gia đình mình. Đất nước Việt Nam luôn ghi nhớ sự hy sinh không gì bù đắp nổi của Bố ông, của anh em ông cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho đất nước. Với một người trình độ như ông, tôi nghĩ ông đủ để hiểu để giành được độc lập tự do cho đất nước đã phải trải những hy sinh khó khăn gian khổ như thế nào mới có được. Chắc ông cũng thừa hiểu trước năm 1945, dân tộc Việt Nam đã khó khăn như thế nào trong quá trình tìm ra cho mình một người có thể dẫn dắt đất nước. Biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa do những nhân sĩ yêu nước lãnh đạo, dù đã cống hiến hết sức mình, cộng với sự hy sinh của biết bao nhiêu người yêu nước khác, mà vẫn phải chịu cảnh thất bại không nắm được chính quyền và giành được tự do cho đất nước.

Ông Cống ạ, Đảng Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh như vậy đó, là để đuổi đế quốc thực dân, lật độ chế độ phong kiến giành độc lập, tự do cho đất nước. Từ một dân tộc nô lệ, chúng ta trở thành một dân tộc anh hùng và là tấm gương cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới học hỏi noi theo. Tôi hỏi ông, liệu mục tiêu giải phóng đất nước, đem lại tự do cho dân tộc, cứu nhân dân thoát khỏi nạn đói năm 1945, thì có phải là vì “cây tầm gửi trên sức mạnh dân tộc” như ông đã nghĩ?

Cách mạng thành công đem lại ruộng đất cho dân cày, cho họ được học hành, trong đó có ông và con cháu ông, thì đó có phải là “đặc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” như ông nghĩ hay không? Tôi nghĩ người có độ tuổi như ông chắc đủ thời gian để biết hiểu rằng trước năm 1945, dân Việt Nam có bao nhiêu người được đi học, cả nước có bao nhiêu bệnh viện và bao nhiêu người đã phải chết đói năm 1945… Chắc ông đã quá biết điều đó và hiểu những hoàn cảnh khó khăn của đất nước khi đó.

Một điều nữa ông có biết không? Đất nước Việt Nam ngày nay và Việt Nam năm 1945 đã khác quá xa nhau. Năm 1945, Việt Nam là một đất nước nô lệ nghèo đói vào loại nhất thế giới, số giáo sư tiến sĩ như ông đếm trên đầu ngón tay ông biết không? Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì thô sơ. Nhưng Việt Nam ngày nay đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có nền nông nghiệp tân tiến, nằm trong tốp những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, các mặt hàng nông lâm sản có mặt trên khắp thế giới.

Tất cả những đóng góp của Đảng cho đất nước không những được hơn 90 triệu con người Việt Nam ghi nhân và tôn vinh mà được hầu hết các nước trên thế giới kính trọng và ngưỡng mộ. Những đóng góp của Đảng cộng sản cho đất nước liệu có phải là “đặc quyền, đặc lợi của những người Cộng sản” như ông nghĩ ? Thời đại ngày nay thế giới đa cực, các nước trên thế giới trong quá trình hợp tác luôn tôn trọng thế chế của mỗi nước, tôn trọng con đường phát triển quốc gia của mỗi nước. Với quan điểm đó mà một nước vĩ đại hùng mạnh như nước Mỹ, một cựu thù của Việt Nam khi đã hiểu Việt Nam đã coi Việt nam là một đối tác chiến lược quan trọng. Hàng năm, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt con số kỉ lục hơn 100 tỷ đô la/năm. Mối quan hệ đó ngày càng phát triển và sẽ phát triển trong những năm tới. Chính nước Mỹ, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế quốc phòng đã tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam và ngày càng có những sự hợp tác chặt chẽ và ngày càng hiệu quả.

Còn với Trung Quốc, Việt Nam luôn là một quốc gia độc lập về đường lối phát triển đất nước, độc lập về chính trị. Các mối quan hệ luôn trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, chứ không phải bám đít theo đuôi như ông nghĩ.

Là một công dân Việt Nam, tôi ghi nhận và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và luôn tự hào vì những gì đất nước đã có được. Tôi chắc chắn cũng là suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt Nam, trong đó có bố và các anh em của ông, những người đã hy sinh cho đất nước, quê hương mình.

Đến đây thì tôi mong rằng ông đã hiểu, chính ông là người tri thức lạc lối, chứ bố ông, anh em ông và hàng triệu người Việt Nam thì chẳng ai nhầm lẫn một cách phi lý như ông. Quan điểm của ông đang xúc phạm đến lý tưởng của những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước đấy, ông Nguyễn Đình Cống ạ.

Đỗ Mạnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG