Friday, November 22, 2024

Biển Đông, cuộc đấu tranh không thể khoan nhượng

Bên cạnh việc đấu tranh chống lại các hành động phi lý của nước lớn, chúng ta cũng cần biết bảo vệ mình, cung cấp các thông tin xác thực về những việc làm chính đáng của chúng ta, góp phần định hướng đúng cho dư luận. Cuộc chiến tranh luận trên báo chí quốc tế về tính chính đáng của các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông đang diễn ra quyết liệt

Tình hình Biển Đông càng trở nên căng thẳng với nhiều diễn biến phức tạp và khó lường thì cuộc chiến thông tin về tính chính đáng của các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu và dư luận quốc tế.

Thời gian gần đây, thế giới lên tiếng lo ngại nhiều về những hành động lấn biển tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông với quy mô và mức độ chưa từng có, nhằm hợp pháp hóa yêu sách đường 9 đoạn, đe dọa hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Trung Quốc đã có vài bước điều chỉnh chiến thuật như: tuyên bố sắp hoàn tất lấn biển tạo đảo, sẽ đi vào củng cố các cơ sở vừa xây dựng; phàn nàn thế giới không hiểu Trung Quốc, rằng họ là những người kiềm chế nhất và thậm chí còn là nạn nhân của các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines; chủ động tuyên truyền đối ngoại, vận động một số bài báo ủng hộ. Cách làm này sẽ tác động tâm lý rất lớn tới độc giả nếu có những bài báo không khách quan, cung cấp thông tin không thật chính xác hay cố tình mập mờ gây hoang mang nghi ngờ, xuất hiện trên các tờ báo lớn có uy tín quốc tế.

Biển Đông, cuộc đấu tranh không thể khoan nhượng

Cuộc chiến tranh luận trên báo chí quốc tế về tính chính đáng của các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông đang diễn ra quyết liệt

Để đấu tranh cho sự thực, cho công lý, điều quan trọng là bên cạnh việc đấu tranh chống lại các hành động phi lý của nước lớn, chúng ta cũng cần biết bảo vệ mình, cung cấp các thông tin xác thực về những việc làm chính đáng của chúng ta, góp phần định hướng đúng cho dư luận. Chúng ta đã công khai tên 21 thực thể mà chúng ta đóng quân từ năm 1988. Chúng ta đã kiềm chế theo đúng tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC 2002), không mở rộng chiếm đóng mới. Nhưng chúng ta chưa kịp thời thông báo chúng ta có bao nhiêu điểm đóng quân trên cùng một thực thể để một số tác giả lợi dụng tung tin Việt Nam chiếm giữ 48 thực thể trong Trường Sa, coi Việt Nam là kẻ gây hấn lớn nhất ở Biển Đông, trong khi chúng ta là bên có chủ quyền chính đáng, chúng ta tuân thủ luật quốc tế và các cam kết khu vực. Qua vụ việc này các cơ quan hữu quan, nhất là báo chí sẽ có những biện pháp kịp thời giúp độc giả đánh giá đúng hơn tình hình đầy phức tạp ở Biển Đông.

Rõ ràng đang có một cuộc chiến tranh luận trên báo chí quốc tế về tính chính đáng của các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, về những hành động đi ngược lại ước vọng hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế của khu vực và thế giới.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu hiểu biết của cộng đồng quốc tế, các căn cứ pháp lý lịch sử cũng như lập luận của mình, các bên tranh chấp đều có chiến lược tuyên truyền của mình. Không loại trừ một số học giả có thể được mời mọc bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua kênh tài trợ các công trình nghiên cứu hay fellowship (học bổng giao lưu ngắn hạn – NV), mời tham dự hội thảo có chủ đích, tạo điều kiện tiếp cận các thông tin, chứng cứ, dữ liệu, quan điểm từ phía Trung Quốc. Cũng có thể một số tác giả không nghiên cứu kỹ, sử dụng những bằng chứng của Trung Quốc mà không kiểm tra nguồn một cách rõ ràng.

Cũng có những tác giả nhìn nhận vấn đề trỗi dậy của Trung Quốc là yếu tố có lợi hơn là tranh đấu mấy hòn đá nhỏ li ti ở Biển Đông. Nỗi lo sợ Biển Đông sẽ trở thành ngòi nổ cho Thế chiến thứ ba sẽ dễ chấp nhận lập luận của Trung Quốc không muốn có thêm sự can thiệp của bên thứ ba vào tiến trình giải quyết tranh chấp.

Chúng ta cần nhìn nhận sự phức tạp và các luồng tâm lý đó trong cuộc chiến báo chí về Biển Đông. Chúng ta vui mừng vì đa số các tác giả, nhà nghiên cứu khách quan, khoa học, song cũng nhận thấy họ cũng có những hạn chế không trực tiếp nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Trung (nhất là tiếng Trung cổ), tiếp xúc với các tư liệu Hán Nôm của Việt Nam thông qua biên dịch chưa hoàn hảo, tiếp cận các tài liệu chính thống…

Tình hình Biển Đông đang được các bên theo dõi chặt chẽ. Dù có những phản đối quốc tế hóa Biển Đông nhưng bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế, thu hút sự quan tâm của nhiều nước, của cộng đồng quốc tế.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy các tàu quân sự Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các vùng biển xa hơn, không chỉ gần bờ biển Philippines, Việt Nam mà cả Malaysia. Điều này cho thấy Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý định độc chiếm Biển Đông. Malaysia với chính sách ngoại giao ôn hòa cũng buộc phải lên tiếng phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc, cáo buộc các hành vi xâm phạm vùng biển của mình từ các tàu hải quân Trung Quốc.

Bắc Kinh đang mất dần những người bạn, mất dần lòng tin của các nước trong khu vực và ngày càng nhiều nước ý thức được rằng nếu không chung sức ngăn chặn những hành vi bất chấp luật pháp này, ngày mai bạn sẽ là nạn nhân của nó. Một bờ đê vững chãi cần phải được xây dựng và bồi đắp chống lại những cơn sóng vỗ đi ngược lại mong muốn của cộng đồng và luật pháp quốc tế.

Nguồn: QĐND

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG