Thursday, March 28, 2024

Khởi động chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 với 19.000 điểm tiêm trên cả nước

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ được thực hiện ở 19.000 điểm tiêm trên cả nước, trong đó, nền tảng cơ bản nhất là trạm y tế xã, phường, các điểm tiêm di động, cơ sở y tế.

Khởi động chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 với 19.000 điểm tiêm trên cả nước
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM

Sáng 2.7, Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 – 2022 (BCĐ) đã họp triển khai chiến dịch.Đại diện Bộ Y tế cho biết chiến dịch tiêm chủng dự kiến bắt đầu trong tháng 7 này. Bộ Y tế sẽ huy động toàn hệ thống ngành y tế, bao gồm y tế các bộ, ngành và y tế tư nhân tham gia tiêm chủng.

Chiến dịch tiêm lần này ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, bao gồm: đăng ký tiêm chủng, khám sàng lọc, tổ chức triển khai tại các điểm tiêm chủng… giúp theo dõi thực từng liều vắc xin được chuyển đến các điểm tiêm; số người được tiêm, số vắc xin chưa sử dụng. BCĐ sẽ xây dựng trang web về tiêm chủng vắc xin Covid-19, trong đó công khai tất cả thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động tiêm chủng, sử dụng vắc xin với mục tiêu công khai, minh bạch thông tin về vắc xin và tiêm chủng.

Tháng 7, tiếp nhận 8 triệu liều vắc xin

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã ký các thỏa thuận hợp đồng trong năm 2021 là 105 triệu liều vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, do tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, nên vắc xin về Việt Nam có thể muộn, nhiều khả năng sẽ về dồn dập trong quý 4 năm nay. Dự kiến, trước mắt trong tháng 7, có thể tiếp nhận 8 triệu liều.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ được thực hiện ở 19.000 điểm tiêm trên cả nước, trong đó, nền tảng cơ bản nhất là trạm y tế xã, phường, các điểm tiêm di động, cơ sở y tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long – Trưởng BCĐ, nguyên tắc cơ bản trong chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lần này là phải tổ chức trên quy mô toàn quốc và vắc xin phải được tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất cho người dân nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng, công khai. Nhu cầu tiêm chủng của người dân đang rất lớn, không bỏ phí bất kỳ một liều vắc xin nào.

TP.HCM được cấp 100.000 liều

Ngày 2.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký quyết định phân bổ vắc xin Covid-19 đợt 7 – vắc xin AstraZeneca, nguồn do chính phủ Nhật Bản tài trợ. Theo quyết định này, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) được phân bổ 100.000 liều. 

Ngoài ra, CDC Bình Dương, Đồng Nai, Long An, mỗi đơn vị được phân bổ 21.000 liều; CDC Phú Yên 15.000 liều; CDC Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Hưng Yên mỗi đơn vị 16.000 liều và Cục Quân y, Bộ Quốc phòng 4.700 liều. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được phân bổ 29.000 liều vắc xin Covid-19, gồm: Bệnh viện (BV) Thống Nhất (5.000), BV Chợ Rẫy (9.000), BV Đại học Y Dược TP.HCM (5.000), Viện Pasteur TP.HCM (10.000)…

Như vậy, tổng phân bổ vắc xin Covid-19 đợt 7 của Bộ Y tế là 260.000 liều.

Trong khi đó, TP.HCM cho biết sẽ tiêm 100.000 liều vắc xin này trong tuần tới.

Duy Tính

Ông Long yêu cầu Tiểu ban An toàn tiêm chủng phải tập huấn cho lực lượng cán bộ tiêm chủng toàn tuyến về an toàn tiêm chủng và xử lý an toàn sau tiêm chủng; tập huấn về xử trí các trường hợp phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Bố trí tiêm theo cụm để đảm bảo khoảng cách tiếp cận nhất định giữa điểm tiêm chủng với cơ sở cấp cứu, để phối hợp nhanh nhất khi cần. Bên cạnh đó, tiểu ban này phải tăng cường giám sát chặt chẽ các điểm tiêm, đảm bảo an toàn mới được khởi động điểm tiêm (có đo huyết áp, nhiệt độ, chuẩn bị sẵn bơm kim tiêm có Adrenalin xử trí sốc phản vệ…). Tiểu ban này cần thường trực 24/24 để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.

Đồng thời, tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiến hành khám sàng lọc và phân loại sẵn đối tượng dự kiến tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên để phân loại trường hợp nào được tiêm tại trạm y tế xã phường, trường hợp nào cần phải tiêm ở cơ sở y tế có giường bệnh, trường hợp nào được tiêm tại điểm tiêm di động. Tại điểm tiêm chủng chỉ cần đo nhiệt độ, huyết áp của người đi tiêm để tránh tập trung đông người. Tại các địa phương, trong tháng 7 phải xong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng.

Trưng dụng 8 kho lạnh của quân đội

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết việc phân bổ vắc xin cho các địa phương được thực hiện theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ, phù hợp với thực tiễn phòng chống dịch như ưu tiên cho các địa phương có nhiều khu công nghiệp, có yếu tố nguy cơ lây nhiễm, đang có dịch và địa phương tập trung cho phát triển kinh tế.

“Chúng ta cố gắng từ nay đến cuối năm tiêm hết cho người dân, hoặc có thể sang đầu năm 2022. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra mục tiêu đến năm 2023 đạt miễn dịch cộng đồng tại các quốc gia, Việt Nam đưa ra mục tiêu cuối năm 2021, đầu năm 2022”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Theo TS Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, BCĐ đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 quân khu vùng để bảo quản vắc xin. Ông Tấn cũng lưu ý các địa phương ngay từ bây giờ phải kiện toàn các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt như người có bệnh nền, cơ địa dị ứng…

Liên Châu

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG