Friday, March 29, 2024

Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông

Trang The Christian Science Monitor vừa có bài viết nói về sự liên quan của Mỹ ở Biển Đông và dự báo chiều hướng chính sách của nước này trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sự quyết đoán ở Biển Đông.

Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông

Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Biden đã thực hiện một trong những ưu tiên hàng đầu là tăng cường quan hệ với châu Á – một phần là để chống lại đối thủ hàng đầu Trung Quốc.

Ưu tiên đó sẽ được thử nghiệm ở Biển Đông, nơi các tranh chấp lãnh thổ đã diễn ra từ lâu giữa Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng kể từ tháng 3, khi hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở Đá Ba Đầu ( thuộc cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Tổng thống Joe Biden cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ có ý định duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: “không phải để khơi mào xung đột mà để ngăn chặn một cuộc xung đột”. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai điều này được xem rất mong mang trong khu vực luôn căng thẳng này.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định các quyền và trách nhiệm của các quốc gia đối với các đại dương trên thế giới. Công ước đã thiết lập khái niệm về các vùng đặc quyền kinh tế: khu vực trải dài 200 hải lý tính từ đường bờ biển của một quốc gia, nơi quốc gia đó có các quyền đặc biệt để khai thác tài nguyên. Khi các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia chồng lấn lên nhau, theo UNCLOS, các quốc gia cần phải đàm phán để thống nhất.

Theo bà Ann Marie Murphy, giáo sư tại Đại học Seton Hall, chuyên gia về an ninh ở Đông Nam Á: “UNCLOS được cho là giải pháp ngăn chặn xung đột bằng cách quy định rõ ràng về việc ai có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế đó“.

Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông

Tuy vậy, theo James Chin, Giám đốc Viện châu Á tại Đại học Tasmania, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong “đường chín đoạn”, kéo dài từ Đài Loan đến Malaysia – một ranh giới được xác định mơ hồ dựa trên các bản đồ cũ.

Vào năm 2016, Tòa án trọng tài quốc tế tại The Hague đưa ra phán quyết rằng không có cơ sở pháp lý nào cho một tuyên bố về quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong “đường chín đoạn”.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết trên. Các nước khác tiếp tục lên tiếng về các tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của họ.

Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ và khoảng một phần ba thương mại hàng hải toàn cầu đi qua Biển Đông, trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông

Và Mỹ coi việc di chuyển tự do trong khu vực là điều cần thiết và tiến hành các cuộc tuần tra hải quân “tự do hàng hải” để thể hiện quyền này.

Giáo sư Murphy nói: “Từ quan điểm của Mỹ, bản đồ đường chín đoạn là một nỗ lực (của Trung Quốc) nhằm sở hữu các tài sản chung toàn cầu. Đây rõ ràng là hành động phi pháp”.

Các quan chức Mỹ coi hành vi của Trung Quốc là một thách thức đối với pháp quyền. Mỹ cũng củng cố quan hệ với các đồng minh quan trọng ở Đông Nam Á, trong đó có mục tiêu hạn chế sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Nhiều nền kinh tế khu vực đang loay hoay trong đại dịch. Trong khi đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng thêm các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự.

Ông Joshua Kurlantzick thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho biết: “Điều này có lẽ đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực tức giận bởi vì điều đó cho thấy Trung Quốc có vẻ như không chỉ tiếp tục theo cách tiếp cận rất quyết đoán, mà còn đang thực sự lợi dụng những lỗ hổng của họ”.

Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Biden vẫn duy trì quan điểm cứng rắn của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Trung Quốc và tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải.

Ông Biden cũng đã gây áp lực buộc các nền dân chủ khác phải có lập trường mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh.

Nhưng ở Biển Đông, một Đông Nam Á thống nhất sẽ “có cơ hội tốt hơn việc Mỹ và Trung Quốc ngồi xuống và cố gắng giải quyết vấn đề đó”, ông Kurlantzick nói.

Tổng thống mới của Mỹ với thách thức cũ ở Biển Đông
Nhóm bạn bè của UNCLOS đã được thành lập tại NewYork

Ngày 30/6 vừa qua, Nhóm bạn bè của UNCLOS đã được thành lập dựa trên chủ kiến của Việt Nam và Đức với mục tiêu để đại sứ đại diện các nước có thể thảo luận cởi mở vấn đề Luật Biển, thu hẹp bất đồng, hiểu nhau hơn, đồng thời mỗi thành viên có thể đưa những vấn đề hóc búa liên quan tới biển, đại dương ở khu vực của mình ra để thảo luận, tham vấn. Đây được xem là bước đi thể hiện rõ ràng lập trường cứng rắn tại Biển Đông trước những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.

Bảo Trâm (Theo The Christian Science Monitor)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG