Saturday, November 23, 2024

Xung quanh các lá đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 được xác định với phương châm “chống dịch như chống giặc”, theo đó, đã có biết bao gương y, bác sĩ tuyến đâu chống dịch ở mọi miền đất nước được Đảng, Nhà nước vinh danh, được nhân dân mến yêu. Thế nhưng, thật đáng buồn thay khi trong ngành y vẫn có những con “sâu, mọt” lợi dụng dịch bệnh để vụ lợi cá nhân, đó là trường hợp của ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) và 5 người khác là Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Tổ chức hành chính; Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành.

Xung quanh các lá đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm tại phiên tòa xét xử

Cái gì đến cũng sẽ phải đến, hành động của ông Cảm và đồng phạm quá nghiêm trọng, họ không chỉ mất đi danh dự mà còn phải chịu những hình phạt thích đáng trước pháp luật. Tuy nhiên, trong vụ án này lại xuất hiện những vấn đề mới nảy sinh khi vào sáng 24/6 vừa qua. Cụ thể:

Ngoài việc xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Cảm và những người liên quan, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội còn nhận được đơn xin giảm nhẹ hình phạt của 30 CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) các tỉnh, hai nhà khoa học và một số tổ chức liên quan cho cho ông Nguyễn Nhật Cảm và nhóm các bị cáo là cựu cán bộ CDC, luật sư của ông Nguyễn Nhật Cảm nộp thêm đơn xin của 42 phó giáo sư, tiến sĩ và 430 bác sĩ ở một số bệnh viện trên toàn quốc.

Xung quanh các lá đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm

Vụ việc của ông Nguyễn Nhật Cảm đã từng tốn quá nhiều giấy mực của báo chí, nay lại phát sinh thêm câu chuyện “đặc biệt” này thì quả thực xưa nay hiếm. Qua tìm hiểu được biết, những cá nhân, tổ chức xin giảm án cho đối tượng là vì cho rằng “ông Nguyễn Nhật Cảm… chưa sát sao cụ thể, chưa thấy rõ những phức tạp, lỗ hổng của công việc đấu thầu mua trang thiết bị, vật tư vào thời gian chống đại dịch trong điều kiện chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể”.

Đó là những lời giải thích không thỏa đáng với hành vi của ông Cảm và đồng phạm. Bởi lẽ, hành vi tham ô, quan liêu là một trong những thứ bệnh nguy hại chẳng khác gì vi rut. Do đó, cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là đẩy lùi được đại dịch mà cuộc chiến này còn phải quét sạch những con “ký sinh trùng” bám víu lấy đại dịch để chống phá Việt Nam, để trục lợi cá nhân, để gieo rắc hiểm họa đến cho đất nước và sức khỏe, tính mạng của người dân Việt Nam.

Cho nên, thật hay khi có ý kiến cho rằng, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch Covid 19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam…

Theo đó, suốt hơn hai năm vừa qua, từ khi bắt đầu xuất hiện dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện nhiều mục tiêu đối phó với đại dịch Covid 19, trong đó có cả những hiểm hóa kèm theo mà theo như ý kiến nêu trên, họ cũng là “giặc”.

Quay trở lại câu chuyên các tổ chức, cá nhân xin giảm án cho ông Cảm và đồng phạm, có lẽ họ cần phải suy nghĩ lại việc làm của mình, bởi lẽ hành động của ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm là hành động của “những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội”. Theo lẽ đó, không có lý gì mà phải giảm nhẹ hình phạt cho những người “đi đêm” cùng với Covid 19 để làm giàu cho bản thân.

Hơn nữa, trong lúc cả nước đang gồng mình chống giặc, không ít y, bác sĩ đang xả thân vì sức khỏe đồng bào, vì nước quên thân, vì dân phục vụ, vậy mà có những lá đơn lạc lõng biện hộ cho giặc quả là phản cảm. Chính vì thế, mọi sự chia sẻ, đồng cảm hay vì hai chữ “nghĩa tình” xin hãy gác sang một bên, vì pháp luật luôn nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân đạo.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG