Thursday, September 19, 2024

Thành công và tranh cãi quanh vaccine Covid-19 Trung Quốc

Vaccine Covid-19 của Sinopharm trải qua hơn một năm nghiên cứu và thẩm định, đã chứng tỏ khả năng bảo vệ khi tiêm đủ hai liều với quy mô lớn.

BBIBP-CorV ngày 4/5 trở thành vaccine Trung Quốc đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng toàn cầu để ứng phó Covid-19. Được biết đến phổ biến với cách gọi “vaccine Sinopharm”, BBIBP-CorV được tập đoàn dược quốc doanh Trung Quốc Sinopharm hợp tác cùng Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh phát triển.

Chương trình nghiên cứu vaccine kháng nCoV được Sinopharm khởi động ngay từ tháng 1/2020, khi đại dịch mới bùng phát trên quy mô lớn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và bắt đầu lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc.

Thành công và tranh cãi quanh vaccine Covid-19 Trung Quốc
Tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vaccine Sinopharm tại UAE tháng 10/2020.

Vaccine sử dụng phương pháp bất hoạt, tiêm vào cơ thể người khỏe mạnh nCoV đã bị vô hiệu hóa và không thể tiếp tục sinh sôi. Để tạo ra BBIBP-CorV, các nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh đã thu thập ba biến chủng nCoV từ một số bệnh viện Trung Quốc. Họ chọn một biến chủng có khả năng sinh sôi nhanh trong thế bào thận của khỉ.

Hợp chất gồm virus bất hoạt và chất kích thích giúp “rèn luyện” hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đối phó khi nCoV xâm nhập cơ thể. Sau khi tiêm vaccine Sinopharm, người được tiêm sẽ có hệ miễn dịch đủ khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do nCoV “sống” gây ra. Kháng thể được tạo ra nhờ vaccine sẽ bám vào gai protein trên virus và ngăn chúng xâm nhập tế bào.

Quá trình nghiên cứu BBIBP-CorV trong phòng thí nghiệm và trên cơ thể động vật mất gần 6 tháng. Giữa năm 2020, các nhà khoa học Sinopharm thông báo họ đạt kết quả khả quan trên khỉ.

Thử nghiệm lâm sàng bước đầu cho thấy vaccine không có tác dụng phụ nghiêm trọng và tạo được kháng thể ở người. Đến tháng 7 và tháng 8, tập đoàn Trung Quốc khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Morocco và Peru.

Trong vòng bốn tháng sau, hàng loạt quốc gia Trung Đông cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sinopharm gồm UAE, Bahrain và Ai Cập. UAE thậm chí tuyên bố BBIBP-CorV có hiệu suất ngừa Covid-19 đến 86%.

Trong khi đó, thông báo chính thức từ Sinopharm vào tháng 12, khi chính phủ Trung Quốc chính thức phê duyệt vaccine, ước tính hiệu suất ngừa bệnh là 79,34%. Con số này sau thẩm định cấp phép khẩn cấp của WHO còn thấp hơn, giảm còn 78,1% nhưng vẫn trong ngưỡng chống dịch hiệu quả.

Sinopharm khuyến cáo vaccine được chia làm hai lần tiêm, ngắt quãng từ ba đến bốn tuần. Nếu vì lý do nào đó, cơ quan y tế quyết định tiêm cho người dẫn mũi thứ hai trong chưa đầy ba tuần, người được tiêm cũng không cần tiêm lại.

Hãng dược Trung Quốc lưu ý nghiên cứu lâm sàng trong nhóm trên 60 tuổi không đạt quy mô đủ lớn nên hiệu suất kháng nCoV với nhóm tuổi này vẫn cần thời gian làm rõ. Dù vậy, WHO không khuyến cáo giới hạn vaccine Sinopharm cho người cao tuổi.

Quá trình thẩm định ghi nhận “dữ liệu sơ bộ và dữ liệu miễn dịch hỗ trợ cho thấy vaccinne đủ khả năng bảo vệ người cao tuổi”. Trên lý thuyết, không có cơ sở để hoài nghi vaccine Sinopharm thiếu an toàn hơn đối với nhóm dân số nhỏ tuổi hay cao tuổi.

Theo Firdausi Qadri, nhà miễn dịch học tại Bangladesh, quá trình cấp phép của WHO đánh giá ba phương diện: mức an toàn, hiệu suất kháng virus và chất lượng sản xuất.

Các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc chỉ mua vaccine được WHO cấp phép. Nếu không có sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, mỗi quốc gia phải tự xoay xở tìm vaccine và không phải nước nào cũng đủ khả năng tiếp cận. “Nhu cầu vaccine Trung Quốc rất lớn”, bà nhấn mạnh.

Thành công và tranh cãi quanh vaccine Covid-19 Trung Quốc
Nhân viên y tế Indonesia nhận vaccine Covid-19 thử nghiệm từ Trung Quốc vào năm 2020.

 

Nguồn vaccine Trung Quốc sẽ tiếp sức cho chương trình COVAX, hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình tiếp cận vaccine nhằm khống chế đại dịch hiệu quả hơn. Đến cuối tháng 4, COVAX mới chuyển giao khoảng 50 triệu liều, cách rất xa mục tiêu hai tỷ liều vaccine toàn cầu trong năm 2021.

Tình trạng thiếu hụt kéo dài do Ấn Độ không thể giao vaccine như kế hoạch khi phải đối phó làn sóng lây nhiễm trong nước. Trong khi đó, vaccine Pfzier chỉ được chuyển nhỏ giọt vào quỹ chung. Johnson & Johnson chưa giao hàng. Còn Moderna đến ngày 30/4 mới được cấp phép.

Vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh BBIBP-CorV thời gian qua. Khi chính phủ Trung Quốc cấp phép sử dụng cho Sinopharm, hãng dược vẫn không công bố toàn bộ kết quả nghiên cứu dẫn đến kết luận vaccine đạt hiệu suất kháng nCoV gần 80%.

Phải đến ngày 27/5, kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Journal of the American Medical Association, sau khi hơn 200 triệu liều đã được tiêm trên toàn thế giới. Bài viết vẫn không tiết lộ kết quả theo dõi ở nhiều nhóm rủi ro cao nhất. Các tác giả bài viết nghiên cứu thừa nhận “chưa thể kết luận về khả năng ngăn ngừa ca bệnh nghiêm trọng”.

Ashley St. John, phó giáo sư về miễn dịch học tại Trường Y Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore, lưu ý số ca bệnh nghiêm trọng thấp trong báo cáo nghiên cứu của Sinopharm có thể do quá ít tình nguyện viên thuộc nhóm người cao tuổi. Ông nhấn mạnh “trên góc độ thống kế” cần theo dõi thêm số ca bệnh nặng để hiểu rõ hơn khả năng ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu ở người đã tiêm vaccinne Sinopharm.

Seychelles, đảo quốc trong Ấn Độ Dương, vào tháng 5 vẫn phải đóng cửa trường học và hạn chế đi lại khi số ca nhiễm nCoV tăng mạnh đột ngột. Phần lớn dân số 100.000 người tại quần đảo đã tiêm vaccine Covid-19, gồm BBIBP-CorV của Sinopharm và Covishield do Ấn Độ sản xuất trên công nghệ AstraZeneca. Khoảng 37% ca nhiễm mới là người đã tiêm đủ hai liều.

Thành công và tranh cãi quanh vaccine Covid-19 Trung Quốc

Vaccine Sinopharm được sử dụng tại Serbia vào ngày 4/5. Ảnh: Reuters.

Bahrain, một trong các nước đi đầu cấp phép và sử dụng vaccine Trung Quốc, vào đầu tháng 6 quyết định tiêm thêm vaccine Pfizer-BioNTech cho nhóm rủi ro cao dù họ đã tiêm đủ liều.

Thứ trưởng Y tế Waleed Khalifa al Manea trấn an dư luận rằng BBIBP-CorV, chiếm hơn 60% số người được tiêm tại nước này, vẫn tạo được lưới miễn dịch đáng tin cậy. Ông lưu ý hơn 90% ca bệnh cần nhập viện thuộc diện chưa tiêm ngừa Covid-19.

Công nghệ vaccine bất hoạt của Sinopharm nhìn chung không hiệu quả bằng công nghệ mARN mà Pfizer hay Moderna sử dụng. Tuy nhiên, BBIBP-CorV vẫn đạt hiệu suất ngừa bệnh vẫn cao hơn ngưỡng 51% do WHO đặt ra đối với nhu cầu sử dụng khẩn cấp.

Murat Akova, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm lâm sàng tại Đại học Hacettepe, Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh vaccine Trung Quốc là sự bổ sung cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu hụt vaccine toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc bảo quản và vận chuyển vaccine Trung Quốc cũng đơn giản hơn nhờ dùng công nghệ vaccine bất hoạt. Nhiệt độ trữ vaccine không đạt mức “siêu lạnh” như yêu cầu mà Pfizer và Moderna đặt ra. Đây là ưu điểm rất lớn đối với những nước thu nhập thấp và vừa, cần phổ biến vaccine nhanh chóng và trên quy mô lớn để đảm bảo phát triển kinh tế.

“Nếu không còn lựa chọn nào khác khả dĩ, vaccine Trung Quốc vẫn là lựa chọn tốt”, Akova thừa nhận.

Trung Nhân (Theo Nature/New York Times/SCMP/Science)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG