Trong bản Báo cáo về tình trạng Nhân quyền 2020 tại Việt Nam do Cục Dân chủ – Nhân quyền – Lao Động trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ soạn, Bộ Công An bị chỉ trích ngay tại chương đầu tiên với những cáo buộc nặng nề nhưng thiếu căn cứ, bao gồm:
-Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị
-Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn khác
Bản báo cáo cho biết các “nghi can” không rõ tên và số lượng, “bị ngược đãi và tra tấn bởi cảnh sát, nhân viên an ninh mặc thường phục và nhân viên tại các trung tâm giam giữ người nghiện ma túy trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ”. Tuy nhiên, bản báo cáo không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào chứng minh. Lời kể của tội phạm mà không có bằng chứng không thể xem là lời khai có giá trị pháp lý và sử dụng như một cáo buộc về nhân quyền.
Bản cáo cáo còn đề cập đến các “tù nhân chính trị” – tức những người được gọi là “nhà đấu tranh dân chủ” nhưng kỳ thực lợi dụng “dân chủ” để thực hiện các phi vụ bất chính vì tư lợi. Ngay từ thuật ngữ “tù nhân chính trị” được sử dụng trong bản báo cáo cũng hoàn toàn sai về bản chất. Những người này hoàn toàn là tội phạm vi phạm các luật dân sự mà cụ thể là các luật về gây rối trật tự trị an. Cũng tương tự như đối với tội phạm thông thường, bản báo cáo tiếp tục tố cáo công an đã hành hung và ép cung các tội phạm này:
“Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các tù nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ hoặc hứa hẹn đối xử tốt hơn. ”
Lời buộc tội này cũng không đưa ra bằng chứng cụ thể, cũng không có nguồn dẫn link hay nêu ra các vụ việc, sự vụ chứng minh từ ai trong số những người thuộc nhóm “đấu tranh dân chủ giả hiệu” này.
Có hai trường hợp được bản báo cáo này nêu ra, đó là vụ hiếp dâm của Vương Văn Hùng – Phạm Văn Nhiệm; và vụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm, thì đều cho thấy, những cáo buộc trên đều là vô căn cứ, bịa đặt,
Sự việc Vương Văn Hùng – Phạm Văn Nhiệm và một số đồng phạm khác đã bắt cóc nữ sinh giao gà ở tỉnh Điện Biên, cưỡng hiệp tập thể dẫn đến cái chết của nữ sinh này đã gây xôn xao dư luận năm 2019. Sau khi nhận tội vào cuối năm 2019 thì đến năm 2020, họ đột ngột phản cung. Sự phản cung này chỉ là phản ứng thường thấy để trì hoãn án tử hình – một biện pháp thường được các luật sư bất lương áp dụng nhằm moi tiền người nhà tội phạm.
Sự việc Lê Đình Kình ở Đồng Tâm gây tranh cãi trong một thời gian dài và đến nay vẫn bị lợi dụng làm bằng chứng để các “nhà dân chủ giả cầy” buộc tội chính quyền Việt Nam sát hại dân thường. Trên thực tế, Lê Đình Kình và đồng bọn đã dần hình thành một thế lực phiến loạn tại địa phương. Họ đã tích trữ bom xăng, lựu đạn, dao phóng. Đây là hành vi tàng trữ vũ khí trái phép đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Không chỉ vậy, ông Kình và đồng bọn đã gây ra cái chết của 3 cán bộ chiến sĩ công an với bằng chứng, dấu vết, lời khai kẻ phạm tội đầy đủ, kèm theo đủ các yếu tố cấu thành hành vi chống người thi hành công vụ.
Những sự việc trên hoàn toàn thiếu cơ sở để cáo buộc Bộ Công An Việt Nam vi phạm nhân quyền. Phải chăng Bộ ngoại giao Mỹ xem xét lại nguồn tin và coi họ là những nguồn tin thiếu chính xác, đồng thời nâng cao năng lực đánh giá và kiểm tra tin tức được cung cấp?!?
VKL
Nguồn: Tre làng
Theo: Hội Cờ đỏ