Những cuộc biểu tình, bạo loạn, phá hoại tại Myanmar vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, sau khi hàng loạt những người quá khích đã kéo nhau đập phá một số nhà máy, công ty của Trung Quốc để phản đối đảo chính của quân đội được họ cho là Trung quốc đứng sau hậu thuẫn.
Người dân Myanmar đập phá hàng chục nhà máy Trung quốc
Nhìn những thảm cảnh đó mà thấy sao thật giống với chiêu trò kích động biểu tình, đập pháp nhà máy TQ ở Việt Nam như năm 2014 (sau khi TQ đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam) và 2018 (sau khi Quốc hội đưa ra dự thảo Luật Đặc khu kinh tế) tại Bình Thuận, Đồng Nai… gây biết bao thiệt hại về của cải, vật chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị và môi trường đầu tư, phát triển của Việt Nam.
Bạo động ở Bình Thuận năm 2018
Sau những bài học đó, chúng ta cùng nhìn lại và soi chiếu vào những gì đang xảy ra tương tự tại Myanmar. Những người đập phá, cướp bóc chỉ thỏa mãn sự tức giận của họ khi đã bị kích động, còn nhân dân Myanmar mới là những người đang chịu nhiều thiệt hại do đảo chính khi đằng sau hành động đó là việc họ đã, đang đập đổ công ăn việc làm, bát cơm của chính người dân Myanmar vốn đang rất vất vả. Công ty bị đập phá dẫn đến mất việc làm, mất thu nhập của hàng vạn công nhân và gia đình họ.
Sau đó thì sao ? đương nhiên chính quyền Myanmar phải đền bù những thiệt hại mà họ gây ra, mà tiền đền bù lấy từ đâu? Lấy từ chính tiền thuế của nhân dân, từ mô hôi nước mắt của họ chứ lấy đâu ra nữa.
Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, một vấn đề hậu biểu tình, bạo loạn là hình ảnh đất nước, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng, thử hỏi sau những sự việc đốt phá thì các công ty nước ngoài có dám mạo hiểm đầu tư vào đất nước bạo loạn, người dân coi thường pháp luật như vậy hay không?
Những bài học đó đang sờ sờ ngay trước mặt vậy mà ở trên mạng xã hội, đám rận chủ rởm và các thế lực phản động vẫn đang không ngừng rêu rao mơ tưởng Việt Nam sẽ có biểu tình như ở Myanmar. Phải chăng, thước đo về dân chủ, tự do trong mắt các “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh vì nhân quyền” là bom bay đạn lạc, là máu chảy vô ích, là bạo loạn liên miên? Nếu vậy, người Việt Nam xin từ chối nhận “món quà dân chủ” này.
Do đó, chẳng khó khăn gì khi lang thang trên mạng xã hội và bắt gặp những bào viết cảu đám “cò mồi dân chủ”, “con buôn dân chủ” đang cố tình đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, hướng lái thông tin để tạo cớ công kích, chống phá Việt Nam. Thậm chí, những kẻ này còn cho rằng Myanmar là “hình mẫu” về đấu tranh vì dân chủ mà người Việt Nam phải học theo; rêu rao rằng những gì đang diễn ra tại Myanmar sẽ tạo ra các “thông điệp dân chủ” cho Việt Nam. Thậm chí, có một số kẻ tại “tự nhục” và đặt câu hỏi rằng “bài toán dân chủ tại Việt Nam chừng nào mới có giải đáp?”.
Đây là những luận điệu hết sức phi lý, cho thấy rõ ràng bản chất cơ hội chính trị, thù địch của những kẻ “giả danh dân chủ”. Từ khi chính biến diễn ra tại Myanmar, họ đã liên tục lợi dụng, coi đây là một cái cớ để tấn công chống phá chính quyền. Núp dưới vỏ bọc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, những kẻ xấu gieo rắc các quan điểm, tư tưởng, nhận thức sai lệch về tình hình trong nước; so sánh một cách khập khiễng vấn đề Myanmar với Việt Nam từ đó kích động bạo loạn, chống đối; vu khống, bôi nhọ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tại Myanmar…
Đây thực chất là âm mưu của những kẻ phá hoại đất nước. Giấc mơ về các cuộc biểu tình chẳng qua mong muốn biến đất nước ta thành bãi chiến trường của các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố. Bài học từ những biểu hiện của cái gọi là cách mạng màu diễn ra ở các nước Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi dẫn tới việc các quốc gia này rơi vào khủng hoảng chính trị, nội chiến, chết chóc và sự bất ổn. Cho nên, biểu tình chỉ là cái cớ để dẫn đến các cuộc bạo loạn phá hoại làm suy yếu sức mạnh của chính quyền, làm giảm hiệu lực của pháp luật.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ